Dù là một chấn thương thường gặp, lật cổ chân có thể để lại những hậu quả nặng nề nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.
Lật cổ chân c̣n gọi là lật sơ mi, là t́nh trạng chấn thương dây chằng bên ngoài khớp cổ chân, có thể gặp phải trong sinh hoạt hàng ngày khi té ngă, va chạm giao thông... nhưng phổ biến nhất là do chơi thể thao. Khi xảy ra t́nh trạng lật cổ chân, người bệnh sẽ cảm thấy sưng đau, đặc biệt là khi đi lại, không thể chạy nhảy, bầm tím vùng cổ chân...
Theo ThS.BS.CKI Đào Duy An Duy, Trung tâm Chấn thương Chỉnh h́nh, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, người bệnh nên xử lư chấn thương lật cổ chân bằng phương pháp R.I.C.E với các bước thực hiện như sau:
(R) Rest: Nghỉ ngơi. Nghỉ ngơi tại chỗ giúp thả lỏng ổ khớp và mô mềm xung quanh, giảm áp lực lên dây chằng đă bị tổn thương. Từ đó xoa dịu đau nhức, giảm sưng và hạn chế chấn thương tiến triển. Trong khoảng 2 - 3 tuần kể từ khi xảy ra chấn thương, người bệnh nên để dây chằng cổ chân được nghỉ ngơi, không chơi thể thao, hạn chế đi lại, tránh chịu lực lên chân đau, sử dụng nạng nếu cần thiết...
(I) Ice: Chườm lạnh. Đá lạnh làm co mạch và giảm lượng máu lưu thông. Nhờ đó giúp giảm phù nề và đau. Người bệnh nên bọc đá vào khăn mỏng thay v́ chườm đá trực tiếp lên cổ chân để giảm nguy cơ bỏng lạnh. Mỗi lần chườm nên kéo dài 15 - 20 phút, một ngày chườm 2 - 3 lần.
(C) Compression: Băng ép. Người bệnh nên dùng băng y tế, hoặc vải, nẹp... để cố định, hạn chế những chuyển động của cổ chân. Điều này giúp cải thiện hiệu quả t́nh trạng sưng và đẩy nhanh tốc độ phục hồi.
(E) Elevation: Kê cao. Kê chân bị lật cổ chân lên cao hơn so với tim, đặc biệt là vào buổi tối trước khi đi ngủ. Tư thế này làm giảm lưu lượng máu tới khớp, từ đó giảm sưng, hạn chế bầm tím và giảm nhẹ cơn đau. Người bệnh nên sử dụng một chiếc gối hay khăn mỏng cuộn tṛn, đặt dưới cổ chân.
Ở những trường hợp nhẹ, lật cổ chân có thể tự phục hồi sau khi chăm sóc tại nhà theo phương pháp R.I.C.E. V́ vậy, nếu các triệu chứng không giảm và có xu hướng nghiêm trọng hơn sau 5 - 7 ngày, người bệnh nên đến bệnh viện để được hỗ trợ điều trị.
Bác sĩ An Duy cho biết, trong những trường hợp lật cổ chân nặng, dẫn đến đứt dây chằng hoàn toàn, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật. Phương pháp này hỗ trợ tái tạo dây chằng, điều chỉnh lại ổ khớp đă bị lỏng lẻo, phục hồi chức năng cho mắt cá chân. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ chỉ định phẫu thuật nếu: chấn thương không thể hồi phục v́ dây chằng đă căng giăn quá mức, điều trị nội khoa không hiệu quả, khớp cổ chân không vững và thường xuyên xảy ra t́nh trạng lật cổ chân (2 - 3 lần/năm trở lên).
Sau khi phẫu thuật, người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ trong thực hiện các bài tập vật lư trị liệu nhằm lấy lại sức mạnh và sự linh hoạt của khớp cổ chân. Người bệnh không nên vội vàng quay lại với việc chơi thể thao, v́ khi thực hiện các động tác ở cường độ cao, sẽ làm tăng nguy cơ tái phát t́nh trạng lật cổ chân. Lúc này, chấn thương sẽ có xu hướng nghiêm trọng hơn trước đó.
Dù lật cổ chân là một chấn thương thường gặp trong thể thao, người bệnh không nên chủ quan. Việc không điều trị sớm hay điều trị không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến tốc độ và khả năng phục hồi của người bệnh. Hơn thế nữa, người bệnh c̣n có thể phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm, bao gồm: đau khớp mạn tính, viêm khớp tiến triển, thoái hóa khớp cổ chân, yếu và teo cơ chân, dị tật vĩnh viễn, suy giảm khả năng vận động...
|