Uống đủ nước, xông mũi họng, uống trà gừng mật ong,... giúp cải thiện triệu chứng ho dai dẳng hậu Covid-19.
T́nh trạng ho dai dẳng có thể kéo dài nhiều tuần hoặc nhiều tháng sau nhiễm Covid-19. Thạc sĩ, bác sĩ Đặng Thành Đô, khoa Hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết sau khi xâm nhập vào cơ thể, virus tác động lên dây thần kinh phế vị hoặc làm tổn thương thanh quản và niêm mạc họng, gây ho. Người bệnh Covid-19 bị biến chứng viêm phế quản, viêm phổi, xơ phổi sau khi khỏi bệnh có thể vẫn ho kéo dài. Trong giai đoạn hồi phục, cơ thể tạo ra phản xạ ho để loại bỏ chất tiết, đờm dăi c̣n trong đường thở. Người bệnh phổi mạn tính hoặc trào ngược dạ dày thực quản phải dùng nhiều thuốc điều trị cũng có nguy cơ ho dai dẳng sau khi mắc Covid-19.
Người bị dịch chảy từ mũi xuống thành sau họng, gây kích thích cổ họng có thể bị ho dai dẳng. Ngoài ra, triệu chứng ho kéo dài có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân như nhiễm virus, vi khuẩn đường hô hấp khác (virus cúm, phế cầu khuẩn, Adenovirus,...), dị ứng thời tiết, khói thuốc hoặc hóa chất.
Nếu ho với tần suất nhiều, kéo dài gây mệt mỏi, mất ngủ, ảnh hưởng đến chất lượng sống, người bệnh cần đi khám để xác định chính xác nguyên nhân. Trường hợp ho không do bệnh lư, người bệnh cần xây dựng chế độ dinh dưỡng, tập luyện thể dục hợp lư, t́nh trạng ho sẽ cải thiện dần. Bác sĩ Thành Đô gợi ư các phương pháp giảm ho hậu Covid-19 đơn giản.
Uống đủ nước
Uống đủ nước, nhất là nước ấm giúp làm ấm cổ họng, tăng lưu thông máu, giảm kích ứng, giảm khô họng, loăng dịch đờm, từ đó giảm ho. Người trưởng thành nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày. Một số loại đồ uống giúp giảm ho như trà thảo mộc (trà gừng, mật ong chanh sả, trà hoa cúc), nước ép trái cây ấm,...
Súc miệng nước muối
Súc miệng nước muối giúp tiêu diệt vi khuẩn, làm lỏng chất nhầy, giảm đau rát họng, từ đó giảm thời gian ho. Bạn có thể dùng nửa th́a cà phê muối pha với 240ml nước ấm để súc họng hoặc sử dụng nước muối sinh lư 0,9% có bán tại các nhà thuốc.
Tập hít thở chủ động
Luyện các bài tập hít thở sâu như thở mím môi, thở bằng cơ hoành khoảng 2-3 lần/ngày, mỗi lần 15 phút, giúp tăng cường trao đổi khí, cải thiện chức năng phổi.
Thở mím môi: Nằm hoặc ngồi thoải mái, thả lỏng cổ và vai, toàn thân thư giăn; hít vào chậm qua mũi; thở ra từ từ với môi chúm lại như đang huưt sáo, thời gian thở ra gấp đôi thời gian hít vào.
Thở bằng cơ hoành: Nằm ngửa hoặc ngồi thẳng lưng, thả lỏng cổ và vai, toàn thân thư giăn; đặt một bàn tay lên bụng và đặt bàn tay c̣n lại lên ngực; hít vào từ từ, đều và sâu qua mũi, cảm nhận bụng ph́nh lên; lồng ngực không di chuyển; hóp bụng lại dần theo nhịp thở ra chậm qua miệng.
Kê cao đầu khi ngủ
Ở tư thế nằm, trọng lực khiến chất nhầy đọng lại trong cổ họng thay v́ chảy ra ngoài. Do đó ho thường xảy ra nhiều về đêm để tống xuất chất nhầy ra ngoài. Bạn nên kê cao đầu khi ngủ để khắc phục vấn đề này. Ngoài ra, ngủ theo cách này cũng giúp giảm t́nh trạng trào ngược dạ dày - một trong những nguyên nhân gây ho nhiều về đêm.
Tránh xa khói thuốc lá
Bác sĩ Thành Đô cho biết, người mắc Covid-19 tiếp xúc nhiều với khói thuốc có thể làm tăng thêm t́nh trạng ho do khói thuốc làm giảm tính đàn hồi của phế nang, thu hẹp dung tích phổi, cấu trúc niêm mạc phế quản thay đổi khiến thành phế quản dày lên, ḷng phế quản hẹp lại, cản trở sự lưu thông khí. Nicotine làm tê liệt lông mao, chất nhầy và chất độc tích tụ tại phổi gây tắc nghẽn phổi. Oxy không được cung cấp đủ cho cơ thể khiến người bệnh khó thở, ho dai dẳng, tăng nguy cơ mắc bệnh hô hấp. Bỏ hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc giúp t́nh trạng ho kéo dài sau nhiễm Covid-19 được cải thiện.
Bổ sung vitamin D
Ánh nắng mặt trời là nguồn tổng hợp vitamin D cho cơ thể. Tuy nhiên, để có đủ vitamin D, da phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào lúc hàm lượng tia cực tím cao. V́ vậy để an toàn, bạn nên tham khảo bác sĩ sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung vitamin D với liều lượng thích hợp. Ngoài vitamin D, cần bổ sung thêm vitamin C và kẽm để tăng sức đề kháng. Ăn uống đủ chất, tăng cường ăn các loại rau xanh, trái cây và sử dụng thêm sữa chua giúp cải thiện hệ miễn dịch. Bạn không nên ăn uống đồ lạnh do có thể bị kích ứng họng, gây ho dai dẳng.
Xông mũi họng
Hơi nước ấm làm ẩm đường hô hấp bị khô và kích ứng, loăng dịch nhầy, từ đó giảm tần suất ho. Bạn có thể sử dụng máy khuếch tán tinh dầu hoặc xông mũi họng với tinh dầu tràm, quế, sả chanh, bạc hà pha cùng nước nóng xông mũi họng khoảng 2-3 lần mỗi ngày. Lưu ư không để mặt gần sát với nước để tránh bỏng, có thể dùng thêm khăn trùm lên đầu để tăng hiệu quả. Ngoài ra, bạn nên tắm nước ấm thay v́ nước lạnh để giảm ho.
|
|