Nhiều người chê loại rau này vì nhớt nhưng ít ai biết rằng nó lại chứa rất nhiều dinh dưỡng, mang đến những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.
Loại rau được nhắc đến ở đây chính là rau đây. Rau đay có vị đắng, vị của loại rau này có thể thay đổi tùy theo độ non, già. Người ta thường chỉ thu hoạch phần lá non, mềm để chế biến món ăn.
Vì lá rau đây nhớt nên nhiều người không thực sự thích các món nấu từ loại rau này. Tuy nhiên, rau đay có giá trị dinh dưỡng rất cao.
Hàm lượng calo của rau đay khá thấp nhưng lại nhiều vitamin, khoáng chất quan trọng như vitamin A, C, riboflavin, folate và sắt.
87 gram rau đay nấu chín có thể cung cấp 32 calo, 3 gram chất đạm, 0,17 gram chất béo, 6 gram carb, 2 gram chất xơ. Ngoài ra còn có canxi, magie, kali, sắt, vitamin A, vitamin C...
Rau đay mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Theo Đông y, rau đay có tính lạnh, không độc, tác dụng giải nhiệt, trị nóng trong, nhuận tràng, tiêu đàm, trị cảm nắng, kháng viêm, cầm máu, lợi sữa...
Bà bầu và phụ nữ đang cho con bú hoàn toàn có thể sử dụng rau đay trong chế độ ăn uống hàng ngày.
Đến nay chưa có nghiên cứu hay báo cáo nào cho thấy rau đay kỵ hoặc khắc với loại thực phẩm nào. Do đó, chúng ta có thể yên tâm khi lựa chọn loại rau này để chế biến các món ăn.
Tuy nhiên, cũng có một số đối tượng nên hạn chế sử dụng rau đay. Đặc biệt là người dễ bị tiêu chảy, lạnh bụng nên tránh ăn nhiều rau đay vì loại rau này có tính lạnh, nhuận tràng, có thể làm tình trạng thêm nghiêm trọng.
Người khỏe mạnh cũng chỉ nên ăn một lượng rau đay vừa phải, khoảng 2-5 lần/tuần để thúc đẩy nhu động đường ruột, cải thiện tiêu hóa. Ăn quá nhiều rau đay có thể gây phản tác dụng, dẫn tới khó tiêu.
Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi không nên ăn nhiều rau đay vì nó có thể cản trở quá trình hấp thu canxi, kẽm trong cơ thể.
Khi rửa rau đay, bạn không làm dập rau hay vò nát, rửa quá kỹ làm mất chất nhầy và các loại vitamin, khoáng chất trong rau.