Người bệnh 63 tuổi có dấu hiệu đột quỵ sau khi tắm buổi tối, được cấp cứu kịp giờ "vàng" bằng thuốc tiêu sợi huyết và can thiệp lấy cục máu đông lớn.
Người nhà của bà Nguyễn Thị Trang (B́nh Dương) kể lại, trước đó, bà đi tắm lúc 19h30. Khi ra khỏi pḥng tắm th́ đi loạng choạng. Người nhà vội d́u bà vào giường, thấy có các dấu hiệu bất thường nên lo đột quỵ. Bà được sơ cứu ở bệnh viện gần nhà, rồi chuyển thẳng đến Bệnh viện Đa Khoa Tâm Anh TP HCM ngày 16/5.
Bà nhập viện trong t́nh trạng miệng đớ, lưỡi hơi cứng, chân tay yếu liệt nhẹ, tiếp xúc chậm... Bệnh nhân có tiền sử cao huyết áp đang điều trị. Huyết áp khi cấp cứu là 180/90 mmHg, chỉ số mỡ máu (cholesterol) cao.
BS.CKII Trần Lê Thanh Tâm (Khoa Nội Thần kinh, Trung tâm Thần kinh) cho biết, thăm khám bước đầu, các bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân có dấu hiệu khởi phát đột quỵ từ trước đó 2 giờ và nhanh chóng khởi động quy tŕnh khẩn "Code Stroke" (báo động đỏ đột quỵ), ưu tiên cứu người.
Bệnh nhân được làm các xét nghiệm cần thiết, chuyển ngay vào pḥng chụp CT 768 lát cắt để kiểm tra t́nh trạng. Kết quả CT sọ năo ghi nhận đột quỵ do thiếu máu năo cấp ở bán cầu trái và tắc động mạch năo giữa trái. Ngoài ra, năo xuất hiện tổn thương vài ổ nhỏ, nghi ngờ do tổn thương cũ.
"Bệnh nhân đă có những tổn thương từ trước nhưng không biểu hiện; không đi tầm soát chụp chiếu kiểm tra để ngăn chặn bệnh từ sớm", bác sĩ Tâm cho biết.
Người bệnh được sử dụng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch; 30 phút sau, tiếp tục được can thiệp nội mạch lấy huyết khối lớn làm tắc mạch máu năo lớn. Các bác sĩ tái thông thành công mạch máu năo bị tắc và tiếp tục theo dơi.
H́nh ảnh tắc động mạch năo giữa trái (bên trái) và tái thông hoàn toàn (bên phải) sau can thiệp qua máy chụp mạch máu xóa nền. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Hai ngày sau can thiệp, bệnh nhân tỉnh táo, cải thiện sức cơ tay chân phải và có thể đi đứng trở lại. Bệnh nhân tiếp tục tập vật lư trị liệu; điều trị rối loạn ngôn ngữ, huyết áp và mỡ máu.
BS.CKII Thi Văn Gừng (Trưởng Đơn vị Can thiệp mạch, Trung tâm Chẩn đoán H́nh ảnh và Điện quang Can thiệp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM) cho biết thêm, hiện tại có hai phương pháp điều trị đột quỵ thiếu máu năo cấp là sử dụng thuốc tiêu sợi huyết và can thiệp lấy huyết khối. Thời gian "vàng" cấp cứu đột quỵ thiếu máu năo cấp là từ 3-4,5 giờ, có thể mở rộng lên đến 24 giờ, tăng tỷ lệ cứu sống người bệnh.
Đột quỵ cấp là bệnh lư rất nguy hiểm. Bác sĩ Gừng dẫn các nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ người trưởng thành (hơn 25 tuổi) bị đột quỵ chiếm hơn 25%. Trong đó, đa số trường hợp đột quỵ thể thiếu máu năo. Nếu bệnh nhân đến sớm, trong giờ "vàng" có thể tái thông mạch máu kịp thời. Trường hợp cấp cứu trễ, vùng thiếu máu diễn tiến thành nhồi máu năo, nguy hiểm đến tính mạng hoặc để lại nhiều di chứng nặng nề.
Các bệnh lư nền như tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, tăng mỡ máu, xơ vữa thành mạch máu, túi ph́nh mạch máu năo... là những yếu tố nguy cơ gây ra đột quỵ. Người bệnh cần đi khám, kiểm tra sức khỏe và tầm soát đột quỵ định kỳ mỗi năm 1-2 lần.
VietBF@sưu tập