Chiến tranh nha phiến: Sự thất bại và nỗi hổ thẹn của người Trung Quốc. John Haddad, giáo sư nghiên cứu Hoa Kỳ tại Trường nhân văn thuộc Đại học Penn State Harrisburg (Pennsylvania, Mỹ)- Tác giả bài viết, đă kể một câu chuyện lôi cuốn về cách nhà Thanh đă buôn bán thuốc phiện với người Mỹ, trong khi Mỹ ngày một giàu lên th́ Trung Quốc ngày một túng bấn.
Nguồn gốc của những giao dịch thuốc phiện
Nửa đầu thế kỷ 19, nhiều thương nhân ở New England đă tích lũy tài sản giàu có nhờ việc làm ăn với Trung Quốc. Một số gia đ́nh quư tộc trong vùng này, gồm các họ Cabot, Lowell, Forbes, Perkins, Cushing và Delano, được hưởng địa vị này là v́ tổ tiên xa xôi của họ đă làm nên sự nghiệp ở châu Á. Nhiều quư ông trong số này có xuất phát điểm ở tầng lớp trung lưu. Xét theo nghĩa này th́ họ là sự hiện thân của thập niên 1800 mà những người trong thập niên 1900 sẽ gọi là "giấc mơ Mỹ".
Các thương nhân New England buôn ǵ mà giàu thế? Xin thưa rằng: thuốc phiện. Có 3 nguyên nhân để tồn tại thuốc phiện ở trời Tây, đó là: 1) Các quốc gia phương Tây tiêu thụ một lượng lớn chè (trà); 2) Chè nhập từ Trung Quốc; 3) Trung Quốc không muốn lấy ǵ của phương Tây. Tóm gọn lại th́ là sự mất cân bằng thương mại. T́nh h́nh nghiêm trọng đến mức đă thúc đẩy một cuộc giao lưu giữa các vị hoàng đế vào năm 1793.
Quan lại nhà Thanh ch́m đắm trong khói thuốc phiện. Ảnh nguồn: The Times.
Sau khi vua George III chính thức đề nghị nhà Thanh mở cửa giao lưu thương mại với Anh, Càn Long Hoàng Đế đáp trả lịch sự nhưng dứt khoát "Không". Càn Long cho rằng "hàng hóa ở nước ta rất phong phú, v́ vậy chúng ta không cần mua sản phẩm của nước khác". Tóm lại Trung Quốc tự sản xuất hoặc trồng mọi thứ nên họ không cần nhập khẩu nước ngoài. Khi từ chối vua George, Càn Long ném cục xương về phía sứ thần. V́ người Anh nghiện chè, đồ sứ và lụa, nên "công xưởng Trung Quốc" được mở ở Quảng Châu.
Càn Long cũng không chỉ dụ cụ thể thương nhân ngoại quốc nên dùng tiền vào việc ǵ. Tuy nhiên, ư nhà vua là nhắm tới bạc – thứ gần nhất với loại tiền tệ quốc tế thời kỳ đó. Hầu hết bạc đang lưu hành có nguồn gốc từ Nam Mỹ, nơi thực dân Tây Ban Nha thực hiện những dự án khai thác lớn nhằm thu thập quặng có thể đúc thành tiền xu. Nước Anh không có đủ bạc. Mỹ - khách hàng tiêu thụ chè lớn thứ nh́ của Trung Quốc – thậm chí c̣n ít hơn.
Mỹ mạnh dạn tham gia buôn bán với Trung Quốc là khi Hiếu Hiền Thuần Hoàng Hậu (vợ chính thất của Càn Long Đế) lên đường sang Mỹ vào năm 1784. Mặc dù con tàu này chở bạc, nhưng thứ hàng hóa chính lại là một thứ mọc hoang dă ở rặng Appalachia: nhân sâm. Với phần lớn thương nhân Mỹ, làm ăn với Trung Quốc đă trở thành một thách thức căn bản. V́ bạc không đủ nên họ nghĩ cách t́m một thứ để đổi lấy chè.
Nhân sâm nằm trong số những sản phẩm thượng thặng đầu tiên mà người Mỹ đặt hy vọng vào. Xui là mọi sản phẩm ngoại lai từng một thời gian bán đắt như tôm tươi ở Trung Quốc th́ sau một thời gian đă bộc lộ một điểm yếu chí mạng. Lúc đầu người Mỹ bán nhân sâm, nhưng sau đó người Trung Quốc tự trồng những loại sâm mà họ yêu thích. Các thương nhân Mỹ cũng buôn bán lông thú từ Tây Bắc Thái B́nh Dương và da hải cẩu khai thác từ quần đảo ngoài khơi Nam Mỹ.
V́ thương mại lông thú lại lệ thuộc vào việc giết hàng loạt thú vật theo mùa nên không kịp cho chúng tái sinh sản để đáp ứng nhu cầu, nên việc làm ăn này kém bền vững. Buôn bán gỗ đàn hương cũng vậy. Loại gỗ này có nguồn gốc bản địa ở Hawaii, Fiji và các ḥn đảo khác ở Nam Thái B́nh Dương. Người Trung Quốc mê đắm loại gỗ này khi nó được đóng thành các món đồ nội thất và làm hương (nhang) trong các sinh hoạt tôn giáo.
Nhu cầu vô độ tiêu thụ gỗ đàn hương của Trung Quốc đă bóp nghẹt thương mại. Chỉ trong ṿng vài năm, những cánh rừng gỗ đàn hương ngàn năm tuổi đă bị đốn trụi. Các thương nhân Mỹ cũng tận dụng khai thác tổ yến trên các đảo đá ở ngoài khơi Java và Borneo v́ người Trung Quốc thường chế biến món xúp yến trứ danh của họ. Họ cũng khai thác sên biển bán cho Trung Quốc. Các thức sơn hào hải vị cứ thế đội nón ra đi, sự mất cân bằng thương mại diễn ra dài dài.
Thương nhân Mỹ, Thomas Perkins, người khởi xướng buôn lậu thuốc phiện từ Thổ Nhĩ Kỳ vào Trung Quốc. Ảnh nguồn: WBUR.
Đế chế thuốc phiện của Thomas Perkins
Cuối cùng người Anh đă t́m thấy nguồn thuốc phiện từ Ấn Độ. Không giống như các hàng hóa ngoại lai, thuốc phiện không bộc lộ yếu điểm chết người, chí ít là từ phía nguồn cung. Thuốc phiện gây nghiện, đồng nghĩa nhu cầu tiêu thụ ở Trung Quốc không bao giờ giảm. Và v́ cây anh túc có thể trồng và thu hoạch nên nguồn cung không bao giờ cạn kiệt. Nói tóm lại, nước Anh đạt cân bằng thương mại bằng cách để người Trung Quốc nghiện ma túy.
Để duy tŕ hoạt động kinh doanh béo bở này cho người dân của ḿnh, Anh cấm các quốc gia khác (gồm cả Mỹ) tham gia vận chuyển thuốc phiện từ Ấn Độ đến Quảng Châu. Người Mỹ buộc ḷng phải t́m kiếm một nguồn thuốc phiện khác: Thổ Nhĩ Kỳ. Đầu thập niên 1800, không thương gia Mỹ nào buôn lậu thuốc phiện vào Trung Quốc nhiều bằng Thomas Perkins. Với máu liều hơi bị cao, Perkins đă chỉ huy cả một đế chế thuốc phiện toàn cầu ngay "sào huyệt" của ḿnh ở thành phố Boston.
Perkins khôn ngoan khi đặt các đại lư tại những cảng biển trọng điểm và cung cấp nhà kho cho họ. Năm 1803, Perkins phái Ephraim Bumstead cùng với một thợ học việc (cháu trai 16 tuổi của ông tên là John Perkins Cushing) đến Quảng Châu. Sau đó khi Bumstead qua đời, Perkins Cushing vẫn tiếp tục mua chè (trà) lúc giá hạ và trữ trong nhà kho đến khi tàu của Thomas Perkins cập cảng.
Năm 1815, sau khi Thomas Perkins quyết định bước chân vào buôn bán thuốc phiện, ông đă đặt một đại lư khác ở Smyrna (ngày nay là Izmir, Thổ Nhĩ Kỳ). Đội tàu của ông ta sẽ ngừng ở hải cảng Địa Trung Hải này trong chặng hải hành đến Quảng Châu. Perkins Cushing sống ở Trung Quốc gần 25 năm, không hồi hương. Ở đó Cushing làm việc với cái mà các sử gia gọi là "Hồng Thương Hội": khoảng một tá thương gia được Thanh triều trao quyền làm kinh tế với phương Tây.
Chiếc bánh kinh tế khổng lồ này không được chia đều: trong khi một số thương gia trong Hồng Thương Hội phá sản th́ những người khác lại giàu nứt đố đổ vách. Thương gia Ngũ B́nh Giám (1769-1843) là người giàu nhất trong số đó khi xử lư một nửa hoạt động buôn bán thuốc phiện với phương Tây. Ngũ tài chủ có một mối quan hệ thân cận với Perkins Cushing – vị tài chủ đă d́u dắt thương nhân Tây dương trẻ.
Nhờ học việc nhanh chóng, Cushing nhanh chóng tỏ tường mọi khía cạnh buôn bán với Trung Quốc nói chung và thuốc phiện nói riêng. V́ thuốc phiện là bất hợp pháp nên Cushing nghĩ cách lách luật. Khi một trong các con tàu của Thomas Perkins chở thuốc phiện đến Quảng Châu, Cushing đă nhanh nhẩu hối lộ đám quan lại địa phương, từ đó các thùng thuốc phiện chuyển đến tay khách hàng nội địa. Đến thập niên 1820 khi chính quyền Trung Quốc đàn áp thuốc phiện mạnh mẽ hơn th́ Cushing đă phát triển một cách đối phó mới.
Lần này khi một con tàu chở thuốc phiện đến gần cảng Quảng Châu, Cushing sẽ lén thả neo một con tàu khác tại một ḥn đảo vắng vẻ trên sông Châu Giang. Liền đó tay thuyền trưởng sẽ gửi một chiếc xuồng nhỏ đến văn pḥng của Cushing mang theo thông điệp mật. Sau đó, khách hàng sẽ bí mật lên con tàu này để lấy hàng. Bằng các thủ đoạn tinh vi của Cushing, Thomas Perkins đă nhanh chóng cát cứ thị trường thuốc phiện Thổ Nhĩ Kỳ.
Mối quan hệ của bộ tam Thomas Perkins - Perkins Cushing và Ngũ B́nh Giám đem lại vô số tiền tài cho những người này. Từ phía Mỹ, lông thú, bạc, thuốc phiện chảy về Trung Hoa; ở chiều ngược lại, chè, lụa và đồ sứ tuôn về Boston. Trong thập niên 1830, Thomas Perkins có khối tài sản ṛng lên tới 1,5 triệu USD (ngày nay là 50 triệu USD), biến ông ta thành người giàu thứ 4 ở Boston. Perkins Cushing có 2 triệu USD (ngày nay là 65 triệu USD). Nhưng cả 2 người này đều thua xa Ngũ B́nh Giám với số tài sản 52 triệu USD (ngày nay là 1,6 tỷ USD).
Thuốc phiện cho phép các thành viên khác của gia tộc Perkins đi lên, đáng chú ư là Robert Bennet Forbes. Bennet Forbes là cháu trai của Thomas Perkins, thủa nhỏ từng được nhận xét là người có đầu óc nhạy bén và tính thích phiêu lưu. 13 tuổi, Bennet Forbes học kinh doanh dưới sự giám sát của Perkins Cushing. Năm 20 tuổi, Bennet Forbes đă leo lên chức thuyền trưởng. Bennet cũng mơ mộng lái con tàu chở thuốc phiện đến đảo Lintin để giao cho khách Trung Quốc. Lintin tồn tại chỉ để bơm thuốc phiện vào Hoa lục.
Nhiều thương gia ở New England cũng đổi đời nhờ thuốc phiện. Ông William Hunter (người từng làm việc cho hăng Russell & Company ở New England) th́ các thương gia New England nghiện bán thuốc phiện như người Trung Quốc nghiện thứ đó vậy. Khi Perkins Cushing "rửa tay gác kiếm", Russell & Co. trở thành công ty thống trị. Đó là bởi v́ trước khi rời Quảng Châu, Perkins Cushing đă tạo nên một kiểu sáp nhập giữa các công ty nhỏ là Samuel Russell và Thomas Perkins.
Theo thỏa thuận, Thomas Perkins sẽ tiếp tục gửi các tàu chở thuốc phiện đến Quảng Châu và tại đó Russell & Co. sẽ xử lư hàng của họ. Một nhân vật được Russell gửi gắm là John Murray Forbes (em trai của Robert Bennett). Hóa ra John Murray Forbes lại là một người quản lư tài sản tuyệt vời. Năm 1836, John Murray quay lại Boston và quyết định sống b́nh dị, quản lư tài sản của Ngũ B́nh Giám và người anh trai cả Robert Bennett.
Nhưng rồi lời đồn đăi quản lư tiền bạc giỏi của John Murray đă lan truyền khắp nơi và các thương gia Hoa kiều đă chọn ông để quản lư tài sản cho họ. Cuối cùng John Murray kiểm soát một trong những ḍng chảy tài chính tư nhân lớn nhất thế giới. Ông cũng trở thành chủ tịch của một trong những hệ thống đường sắt lớn nhất nước: Michigan Central.
Ṭa biệt thự của thương gia Robert Bennett Fores, ngày nay là Bảo tàng thuốc phiện Mỹ - Trung, đặt tại Milton (thịnh vượng chung Massachusetts, Mỹ). Ảnh nguồn: Wikiwand.
Nghịch lư giữa 2 bờ đại dương
Trong thế kỷ 18, Trung Quốc đă phát triển một động cơ công nông nghiệp rộng lớn để đáp ứng dân số đang đà tăng lên. Khi các thương nhân Mỹ đưa tàu đến Quảng Châu để mua chè, lụa và đồ sứ, và bán lại chúng trên đất Mỹ, họ đă góp phần chuyển đổi hàng hóa Trung Quôc sang đôla Mỹ, tích lũy hàng đống vốn. Rồi họ dùng số vốn này để đầu tư vào đường sắt và nhà máy. Theo cách này, Trung Quốc đă tự chuyển sức mạnh kinh tế của họ sang Mỹ, ḍng vốn này đă kích hoạt cuộc cách mạng công nghiệp Mỹ khiến nhiều thương gia New England trở nên giàu sụ.
Nghịch lư ở chỗ khi dân New England giàu lên th́ người Trung Quốc nghèo thêm. Đó là bởi v́ vào năm 1837, thuốc phiện trở thành một nửa tổng lượng hàng nhập khẩu của Trung Quốc, và để thanh toán họ buộc phải trả bằng bạc. Từ năm 1828 đến năm 1836, quốc khố Trung Quốc xuất ra 38 triệu USD bạc để trả tiền mua thuốc phiện.
Khi Trung Quốc "chảy máu" bạc ở miền Nam, chuông báo động đă vang lên ở Bắc Kinh. Năm 1839, Đạo Quang hoàng đế đ̣i hỏi phải hành động quyết liệt để chống khủng hoảng. Đạo Quang hạ lệnh cho Lâm Tắc Từ đóng cửa buôn bán thuốc phiện. Người Mỹ hợp tác giao nộp ma túy của họ, nhưng thương nhân Anh phản đối và phàn nàn với triều đ́nh họ, kết quả chiến tranh Nha phiến nổ ra, người Anh chiến thắng, Trung Quốc bị sỉ nhục. Tiếp đó Hiệp ước Nam Kinh (năm 1842) ép Trung Quốc phải bồi thường và nhượng địa Hương Cảng, hủy bỏ Hồng Thương Hội và mở 5 hải cảng cho giao thương.
Trớ trêu là từ "thuốc phiện" không có mặt trong Hiệp ước Nam Kinh trong khi nó là nguồn cơn gây nên chiến tranh. Mặt khác, thay v́ ngừng buôn lậu thuốc phiện th́ các công ty quyền lực ở New England lại bành trướng hoạt động của họ. Augustine Heard & Co. một trong các công ty buôn bán thuốc phiện ở New England đă hết sức phát đạt trong kỷ nguyên mới này.
VietBF@ sưu tập