Việc phát hiện ra 2 con “quái thú” trong mộ cổ khiến các chuyên gia vô cùng ngạc nhiên và thích thú.
Người Trung Quốc xưa có quan niệm người đă khuất dù sang thế giới bên kia họ vẫn sống một cuộc đời như trên dương thế. Do đó, khi chôn cất họ, người xưa thường đặt rất nhiều đồ dùng cũng như đồ quư giá vào trong mộ. Cũng v́ thế mà những kẻ trộm thường xuyên chọn những ngôi mộ làm mục tiêu để kiếm tiền.
Lăng mộ của Nghiêm Cự Quang, thiền sư nổi tiếng thời nhà Minh cũng bị những kẻ trộm mộ “ghé thăm” như vậy. Sau khi qua đời, nhà sư này không hỏa táng mà được chôn cất tại núi Thiên La, thành phố Long Xương thuộc tỉnh Tứ Xuyên.
Năm 2009, lăng mộ của ông được xếp hạng di tích văn hóa trọng điểm của thành phố. Các nhà khảo cổ quyết định khai quật ngôi mộ của ông để kiểm tra v́ theo ghi chép lịch sử, ngôi mộ của ông từng bị trộm.
Tuy nhiễn, tốn rất nhiều công sức để mở ngôi mộ, các nhà khảo cổ nhận thấy ngôi mộ của vị thiền sư rất nhỏ. Nó chỉ dài khoảng 6m và rộng 3m. Cửa ngôi mộ bị hư hại, hoa văn trên tường đă bay màu và mài ṃn. Bên trong hoàn toàn trống không, không có đồ vật ǵ giá trị, nhà khảo cổ chỉ t́m thấy một tấm bia chép về cuộc đời của thiền sư Nghiêm Cự Quang.
Trong lúc đang cố gắng t́m kiếm di vật khác, các chuyên gia đột nhiên nghe thấy tiếng động phát ra từ trong mộ. Họ quyết định chạy tới đó xem xét và khi chiếu đèn vào, 4 đốm sáng màu xanh lóe lên rồi bóng con “quái thú” vụt ra.
Mọi người chưa kịp định thần th́ chúng đă lủi vào bóng tối không để lại dấu vết. May mắn, một số người kịp chụp lại vài bức ảnh về chúng. Sau khi ra khỏi mộ, họ đem những bức ảnh này đi rửa. Các nhà sinh vật khẳng định “quái thú” trong ảnh chỉ là 2 con lửng chó. Hóa ra, 4 đốm sáng màu xanh mà các nhà khảo cổ trông thấy chỉ là mắt của chúng.
Kỳ lạ hơn, lửng chó là loài từng được nhận định là tuyệt chủng cách đó 50 năm. Nguyên nhân khiến chúng tuyệt chủng là do sự săn bắt bừa băi của con người.
VietBF@Sưu tầm