Trong cuộc sống, dù không quá giàu có, cha mẹ vẫn có thể để lại cho con 3 thứ của cải còn quý giá hơn tiền bạc. Những ai làm được điều này thực sự là người có tầm nhìn xa trông rộng.
Tỷ phú người Anh, John Caudwell tuyên bố rằng ông sẽ dành 70% tài sản của mình cho tổ chức từ thiện thay vì để lại cho các con. "Nếu tôi cho các con vài tỷ và chúng tiêu xài hết. Cuối cùng chúng vẫn có thể tự huỷ hoại cuộc sống của mình", ông nói với The Daily Mirror.
Đây không phải là ý tưởng mới của giới tỷ phú. Mark Zuckerberg và vợ Priscilla Chan đã thống nhất để lại 99% cổ phần của Facebook (nay là Meta) để "phát triển tiềm năng con người và thúc đầy bình đẳng cho tất cả trẻ em trên toàn thế giới".
Và không chỉ có các tỷ phú mới áp dụng tư duy này. "Tôi biết có những gia đình chỉ để lại phần nhỏ để con mình có thể đủ sống", James Fleming, CEO Công ty tư vấn đầu tư cho gia đình - Sandaire cho biết. Một khảo sát của công ty quản lý tài sản Canada Life (Anh) đầu năm 2019 cho thấy 1/5 triệu phú người Anh trên 45 tuổi không có kế hoạch để lại bất kì thứ gì cho con cái của mình. 1/2 trong số 1.000 người được khảo sát cho biết họ sẽ sử dụng hết số tiền kiếm được trước khi qua đời và 9% sẽ quyên góp cho các tổ chức từ thiện.
Mark Zuckerberg và vợ Priscilla Chan cùng với hai người con. Ảnh: Internet
Có thể thấy, đối với các bậc phụ huynh thông thái, tiền bạc không phải ưu tiên hàng đầu khi để lại cho con cái thừa kế. Tuy nhiên, trong quan niệm truyền thống, con cái là trái tim và linh hồn của cha mẹ, cũng là sự tiếp nối cuộc sống của họ. Cha mẹ luôn dành tất cả nỗ lực để giúp đỡ con cái, bất kể có thành công trong tương lai hay không. Để giúp con đường tương lai của con thuận lợi và suôn sẻ hơn, họ vẫn sẽ chuẩn bị những hành trang cần thiết.
Tất nhiên, "tài sản" ở đây không chỉ nói đến của cải vật chất mà còn là của cải tinh thần.
Trong cuộc sống, những vị phụ huynh để lại 3 thứ "của cải" này mới thực sự là những người có tầm nhìn xa trông rộng.
Mạng lưới các mối quan hệ chất lượng
Mạng lưới quan hệ của những người chúng ta gặp trong đời là một nguồn tài nguyên quan trọng trong cuộc sống. Các kết nối chất lượng còn là một loại giá trị. Khi có càng nhiều mối quan hệ, bạn càng tạo ra nhiều giá trị.
Cho dù bạn có ước mơ tham vọng hay phi thực tế đến đâu, mạng lưới quan hệ là điều cần thiết để giúp con đường của bạn dễ dàng hơn. Nói một cách đơn giản, nếu một người muốn sống một cuộc sống thành công hơn, họ phải có đủ những mối quan hệ tốt.
Hầu hết các bậc cha mẹ có tầm nhìn xa sẽ nghĩ đến điều này và để lại những liên hệ chất lượng cho con cái.
Truyền thống gia đình tốt đẹp
Truyền thống gia đình là những giá trị truyền thống do các thành viên trong gia đình hình thành trong quá trình sinh hoạt lâu dài.
Truyền thống gia đình tốt đẹp là sự biểu hiện tập trung trình độ đạo đức, trình độ văn hóa và bản lĩnh tinh thần của các thành viên trong gia đình. Trong một gia đình, cha mẹ là người thầy đầu tiên của con cái, lời nói và việc làm đều có ảnh hưởng sâu sắc đến con trẻ.
Truyền thống gia đình tốt đẹp là sự biểu hiện tập trung trình độ đạo đức, trình độ văn hóa và bản lĩnh tinh thần của các thành viên trong gia đình. Nguồn ảnh: Internet
Từ đó, bầu không khí của một gia đình sẽ ảnh hưởng đến tính cách của một đứa trẻ.
Trong quá trình giáo dục con cái, những bậc cha mẹ có tầm nhìn xa không chỉ chú trọng đến điểm số ở trường của con có tốt hay không, mà họ tập trung còn vào việc nuôi dưỡng nhân cách đạo đức cho con.
Tục ngữ có câu: "Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh". Câu nói này ngụ ý cách giáo dục của cha mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đứa trẻ. Những đứa trẻ lớn lên trong những môi trường gia đình, điều kiện nuôi dưỡng khác nhau sẽ hình thành nên thế giới quan và giá trị sống khác nhau.
Gia đình là trường học đầu tiên và cha mẹ là giáo viên tốt nhất của con. Mọi lời nói, hành động và cách đối nhân xử thế của cha mẹ sẽ ảnh hưởng đến con cái họ một cách vô thức. Vì thế, cha mẹ có tầm nhìn sẽ để lại truyền thống gia đình tốt đẹp cho con cái.
Thói quen xây dựng quỹ dự phòng khẩn cấp
Quỹ khẩn cấp giống như một lá chắn, bảo vệ cuộc sống của chúng ta trước sóng gió cuộc đời. Mục đích của quỹ khẩn cấp là cải thiện an ninh tài chính bằng cách tạo ra một mạng lưới an toàn có thể được sử dụng để đáp ứng các chi phí không lường trước được, chẳng hạn như bệnh tật, thất nghiệp hoặc sửa chữa nhà cửa. Tài sản trong quỹ khẩn cấp có xu hướng là tiền mặt hoặc các tài sản có tính thanh khoản cao khác.
Cuộc sống luôn đầy rẫy những biến động mà ta không thể đoán trước được như rủi ro tai nạn, bệnh tật. Lúc này, quỹ dự phòng giống như một sự đảm bảo để mang lại sự an toàn cho chúng ta.
Nếu không được rèn luyện và xây dựng ý thức quản lý tài chính, mọi người có thể đột nhiên lâm vào cảnh túng thiếu. Từ đó, họ dễ đưa ra những quyết định bồng bột, thiếu chính xác trong khi tâm lý bất ổn.
Do đó, cha mẹ thực sự có tầm nhìn xa sẽ giúp con xây dựng thói quen tiết kiệm và tích lũy một quỹ khẩn cấp trước khi họ về già.
Lời kết
Trong một cuộc phỏng vấn, có người hỏi tỷ phú giáo dục Du Mẫn Hồng (Trung Quốc): "Bạn nghĩ phẩm chất quan trọng nhất của một người cha là gì?".
Du Mẫn Hồng nói: "Tôi nghĩ rằng với tư cách là một người cha, bạn nên làm gương cho các con của mình".
Trong nhiều gia đình, cha mẹ thường đặt ra cho con những tiêu chí, mục tiêu như: Phải lọt vào top 5 của lớp, điểm số cuối kỳ đạt tuyệt đối hay cao hơn là trúng tuyển vào những ngôi trường top đầu, có công việc lương cao. Họ cho rằng đây là thước đo đánh giá sự thành công của mỗi người.
Tỷ phú Du Mẫn Hồng cho rằng đó là những tiêu chuẩn sai lầm. Có rất nhiều tiêu chuẩn để đánh giá quá trình trưởng thành của trẻ, chẳng hạn như: Tính cách, lối sống, sự sáng tạo, tinh thần chịu khó, sự chăm chỉ,… Đây đều là những yếu tố thuộc về nhân cách.
Cha mẹ nên để trẻ có một không gian riêng thoải mái phát triển. Cha mẹ cũng cần làm tấm gương để trẻ noi theo học tập. Trẻ tiếp xúc nhiều và trực tiếp nhất với cha mẹ từ những ngày đầu tiên. Vì thế, để con phát triển tốt, điều đầu tiên cần chú ý là vấn đề gia đình.
VietBF@ Sưu tập