Phân tích từ một nghiên cứu ở Bệnh viện Việt Đức cho thấy gần 50% bệnh nhân hoại tử chỏm xương đùi có hút thuốc lá. Trong số những người hút thuốc, tỷ lệ bị tổn thương khớp háng 2 bên lên tới 80%, cao hơn nhiều so với người không hút.
Một nam thanh niên 29 tuổi ở Đồng Tháp bị đau khớp háng trái nhiều năm, hoại tử chỏm xương đùi nhưng không được phát hiện sớm nên phải thay khớp háng toàn phần đầu tháng 8. Đáng chú ư, khai thác tiền sử, bác sĩ được biết bệnh nhân thường xuyên hút thuốc lá (mỗi ngày 1 gói) và sử dụng bia rượu từ 3-4 lần/tuần.
Sau ca phẫu thuật thay khớp háng, người bệnh được chăm sóc phục hồi và kết hợp tập vật lư trị liệu. Xuất viện, anh vẫn phải theo dơi tái khám ngoại trú theo chỉ định của bác sĩ.
Thay khớp háng là biện pháp cuối cùng đối với bệnh nhân hoại tử chỏm xương đùi, phần quan trọng nhất của khớp háng. Việc thay khớp háng ở những bệnh nhân trẻ không chỉ gây ảnh hưởng đến khả năng lao động và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh sau mổ mà trong suốt thời gian c̣n lại của cuộc đời, người bệnh phải đối mặt với những lần mổ thay lại khớp do giới hạn tuổi thọ của khớp nhân tạo.
Bác sĩ Trần Hoàng Tùng, Phó trưởng khoa Phẫu thuật chi dưới, Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội), cho hay tuổi thọ của khớp háng nhân tạo chỉ khoảng 10-15 năm. Với người phải thay khớp háng đang ở độ tuổi lao động (18-40 tuổi), do nhu cầu vận động lớn, khớp háng nhân tạo bị mài ṃn nhanh, bệnh nhân sẽ nhanh chóng phải thay lại khớp háng lần 2, 3.
Theo nghiên cứu, những lần mổ thay lại khớp gặp nhiều thách thức và khó khăn hơn mổ lần đầu.
Lạm dụng thuốc lá được xác định là có nguy cơ cao ảnh hưởng đến bệnh hoại tử chỏm xương đùi. Ảnh: Minh An
Hoại tử chỏm xương đùi là tổn thương hoại tử tế bào xương và tủy xương do thiếu máu nuôi dưỡng lên chỏm xương đùi không do nguyên nhân nhiễm trùng hay chấn thương. Bệnh hay gặp ở độ tuổi từ 30 tới 50 tuổi. Tuy nhiên, gần đây số lượng bệnh nhân mắc bệnh này ngày càng nhiều, tuổi ngày càng trẻ, dẫn đến hỏng khớp háng ở các mức độ khác nhau. Bệnh diễn biến âm thầm, ngày càng nặng lên, cuối cùng đau, mất chức năng khớp háng, bắt buộc phải thay khớp háng nhân tạo, như bệnh nhân 29 tuổi trên đây.
Theo các bác sĩ, có nhiều nguyên nhân hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi, gây hỏng khớp háng. Bệnh thường xuất hiện ở những người thợ lặn, công nhân hầm mỏ, những người sử dụng thuốc corticoid trong thời gian kéo dài, người mắc các bệnh mạn tính (viêm đa khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống...), người lạm dụng thuốc lá, rượu bia.
Lạm dụng rượu bia, thuốc lá - nguy cơ cao bị hỏng khớp háng
Một nghiên cứu trong 5 năm (2017-2022) cho thấy lạm dụng rượu và thuốc lá cũng là yếu tố nguy cơ cao tác động đến bệnh lư này.
Nghiên cứu được thực hiện ở 67 bệnh nhân dưới 40 tuổi phải thay khớp háng nhân tạo tại Khoa Phẫu thuật chi dưới (Bệnh viện Việt Đức). Các bệnh nhân này không gồm những người mắc các bệnh lư mạn tính như lupus, viêm đa khớp..., hoặc người gặp các bệnh lư, tổn thương khớp háng có chỉ định thay. Bệnh nhân đă dùng thuốc corticoid trước khi có biểu hiện đau vùng khớp háng cũng được loại trừ, không trong diện nghiên cứu.
Người nhỏ tuổi nhất tham gia nghiên cứu là thanh niên 21 tuổi, lớn tuổi nhất là 40. Trong số này, 94% là nam giới. 100% bệnh nhân đến viện đều có triệu chứng đau.
Theo đó, 85% bệnh nhân bị hoại tử chỏm xương đùi uống rượu thường xuyên và thường bị cả hai bên khớp háng (78%), cao hơn nhiều so với người không uống rượu. Nếu thường xuyên kèm theo hút thuốc lá, tỷ lệ này sẽ tăng lên.
Cụ thể, hơn 43% bệnh nhân uống rượu ở mức hơn 1.333ml mỗi tuần. Lượng rượu sử dụng trung b́nh là 1,2 lít/tuần, chủ yếu là rượu trắng (loại rượu thường có nồng độ cồn 30%).
Phân tích cho thấy tỷ lệ bệnh nhân hút thuốc lá chiếm gần 50%. Trong số những người hút thuốc, tỷ lệ bị tổn thương khớp háng cả hai bên lên tới 80%, cao hơn nhiều so với người không hút.
"Trong nghiên cứu, tất cả bệnh nhân hút thuốc đều uống rượu, 88% người trong số họ có tổn thương 2 bên khớp háng, cao hơn rất nhiều so với số bệnh nhân không đồng thời sử dụng cả rượu và thuốc lá (56%), và cao hơn so với số bệnh nhân chỉ dùng rượu hoặc thuốc lá đơn thuần", nghiên cứu chỉ ra.
Theo bác sĩ Tùng, điều này nói lên rượu và thuốc lá là yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến toàn thân, ảnh hưởng đến bệnh hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi và gây tổn thương khớp háng tiến triển ở cả hai bên.