Theo một số chuyên gia, virus sốt xuất huyết tưp 2 (DENV-2 hay D2) là chủng nguy hiểm nhất, có thể gây bệnh nặng.
Dịch sốt xuất huyết vẫn đang diễn biến phức tạp, nhiều ca bệnh gặp các biến chứng nặng như sốc sốt xuất huyết, tổn thương gan, suy đa cơ quan, ... Do đó, mọi người nên chủ động pḥng bệnh cũng như không chủ quan khi mắc bệnh, nhất là đối với trẻ em, người có bệnh nền và phụ nữ mang thai.
1. Chủng sốt xuất huyết nào nguy hiểm nhất?
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do muỗi truyền và virus gây bệnh được gọi là virus sốt xuất huyết (DENV). Muỗi cái truyền bệnh chủ yếu thuộc loài Aedes Aegypti và ở mức độ thấp hơn là loại muỗi Ae. Albopictus. Những con muỗi này cũng mang virus chikungunya, sốt vàng da và Zika.
Sốt xuất huyết có 4 type huyết thanh, bao gồm DENV-1, DENV-2, DENV-3 và DENV-4, cơ thể chỉ có thể xây dựng khả năng miễn dịch đối với chủng mà đă tiếp xúc trước đó, điều đó có nghĩa là chúng ta có thể bị sốt xuất huyết 4 lần, mỗi lần sẽ là một chủng.
Thông thường, sốt xuất huyết gây ra một số triệu chứng giống cúm nhưng mức độ nặng hơn. Chúng ta có thể chăm sóc và điều trị tại nhà, thời gian hồi phục tương đối nhanh. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể trở nên nghiêm trọng.
Trong 4 chủng sốt xuất huyết, các chuyên gia cho rằng chưa thể khẳng định chủng nào nguy hiểm nhất nhưng khả năng type DENV-2 có độc lực cao hơn. Ngoài sốt, chủng này có thể gây ra hội chứng sốc Dengue hoặc sốt xuất huyết Dengue, tất cả đều là các triệu chứng liên quan đến bệnh sốt xuất huyết nặng, nguy hiểm hơn là chủng này có thể gây tử vong. Sau chủng D2, chủng nguy hiểm tiếp đó là D3, giường như chủng D1 và D4 gây bệnh nhẹ hơn.
Chủng DENV-2 giường như có độc lực cao hơn 3 chủng c̣n lại (Ảnh: Internet)
Tuy nhiên, ngoài chủng virus, người mắc sốt xuất huyết có thể trở nặng do một số yếu tố khác như:
- Người thừa cân, béo ph́.
- Trẻ sơ sinh.
- Nhân viên y tế không phát hiện bệnh và xử trí kịp thời.
- Sự chủ quan của phụ huynh.
- Cơ địa, thể trạng từng người.
- Người có bệnh nền.
- Phụ nữ mang thai.
Do đó, dù cho người bệnh mắc chủng nào th́ cũng cần được chăm sóc và điều trị phù hợp. Người bệnh không nên chủ quan v́ ai cũng đều có nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm.
2. Triệu chứng của chủng DENV-2 có khác với 3 chủng c̣n lại không?
Các triệu chứng sốt xuất huyết giữa các chủng virus khá giống nhau, đều gây ra các triệu chứng như:
- Khởi phát sốt cao đột ngột
- Nhức đầu dữ dội phía trước
- Đau sau mắt, ở cơ và khớp
- Chán ăn và giảm vị giác
- Phát ban
- Buồn nôn và ói mửa
- Mắt đỏ
Các triệu chứng thường kéo dài từ 2-7 ngày. Cơn sốt có thể tăng đột biến, thuyên giảm trong 24 giờ.
Tuy nhiên, nếu người bệnh mắc chủng virus nặng hơn như D2, D3 và không được chăm sóc, điều trị phù hợp, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như:
- Nôn ói nhiều
- Chảy máu mũi hoặc nướu răng
- Nôn ra máu
- Máu trong phân
- Cảm thấy bồn chồn hoặc cáu kỉnh
- Thay đổi nhiệt độ từ rất nóng đến rất lạnh
- Mạch yếu và nhanh
- Tụt huyết áp hoặc không đo được huyết áp
Bất kỳ ai có các triệu chứng như trên cần được đưa đến bệnh viện ngay lập tức v́ có thể nguy hiểm đến tính mạng.
3. Cách chẩn đoán sốt xuất huyết
Để chẩn đoán sốt xuất huyết, người bệnh cần thực hiện các xét nghiệm chứ không thể khẳng định chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng:
- Xét nghiệm kháng nguyên Dengue NS1: thực hiện từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 3 của bệnh nhằm t́m kháng nguyên của virus.
- Xét nghiệm kháng thể IgM: Thực hiện từ ngày thứ 6 trở đi nhằm xác định kháng thể chống lại virus trong giai đoạn cấp tính
- Xét nghiệm kháng thể IgG: Mục đích nhằm xác định kháng thể bảo vệ lâu dài của cơ thể.
4. Cách pḥng ngừa sốt xuất huyết
Nh́n chung, sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, v́ vậy mọi người không nên chủ quan mà cần có biện pháp pḥng bệnh để bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như gia đ́nh. Cách pḥng ngừa sốt xuất huyết chủ yếu liên quan đến việc làm thế nào để tránh bị muỗi đốt.
Để pḥng tránh muỗi đốt, mọi người nên:
- Loại bỏ nơi sản sinh, trú ngụ của muỗi bằng cách đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước sinh hoạt, không để các chum, vại nước không dùng xung quanh nhà, vệ sinh nhà cửa thường xuyên, phát quang các bụi rậm, …
- Khi ra ngoài, nhất là đến những nơi có nhiều cây cối, bụi rậm nên mặc quần áo dài tay, đeo găng tay, giày và tất, ... sử dụng kem chống muỗi.
- Khi ngủ cần mắc màn/mùng
- Hạn chế ra ngoài vào lúc b́nh minh, hoàng hôn và đầu buổi tối. Trong khoảng thời gian này nên đóng cửa nhà, cửa sổ để tránh muỗi bay vào nhà.
- Sử dụng một số loại tinh dầu để đuổi muỗi
- Hạn chế mặc quần áo sáng màu, sử dụng những sản phẩm có mùi thơm v́ điều này sẽ thu hút muỗi hơn b́nh thường.