Ăn cay không chỉ đem lại cảm giác ngon miệng, mà c̣n có vô vàn lợi ích khác.
Giảm nguy cơ mắc ung thư
Một nghiên cứu được công bố trên "Tạp chí Quốc tế về Dịch tễ học" (International Journal of Epidemiology) đă theo dơi 512.715 người Trung Quốc tuổi từ 30 đến 79 trong 10 năm và phát hiện ra rằng ăn đồ cay có tương quan nghịch với nguy cơ mắc ba loại ung thư.
Nghiên cứu được hoàn thành bởi Trường Y tế Công cộng Harvard T.H. Chan và Bệnh viện Brigham and Women (Mỹ). Trong đó, người tham gia được chia thành nhiều nhóm với tần suất ăn cay khác nhau: Không bao giờ ăn cay, thỉnh thoảng (mỗi tháng một lần), 1 ~ 2 ngày một tuần, 3 ~ 5 ngày một tuần, mỗi ngày.
Kết quả cho thấy, so với những người không ăn cay, 4 nhóm ăn cay c̣n lại đều có nguy cơ ung thư thấp hơn với 3 loại bệnh ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng.
Nguyên nhân được cho là, trong ớt có chứa capsaicin, một chất thuộc nhóm vanilloids, có khả năng giết chết tế bào ung thư bằng cách trực tiếp tấn công vào mitochondria (vi năng tử của tế bào) – nguồn sản sinh năng lượng để nuôi tế bào.
Một nghiên cứu khác tại Anh, của bác sĩ Timothy Bates và các cộng sự tại trường Đại học Nottingham, cũng khẳng định: Capsaicin có thể trở thành 1 vũ khí chống ung thư hữu hiệu và an toàn.
Theo nhóm nghiên cứu, "đặc điểm hóa sinh của mitochondria trong tế bào ung thư rất khác so với đặc điểm của mitochondria trong tế bào thường. Đó là một điểm yếu cố hữu của tế bào ung thư".
Bác sĩ Bates nói: "Do capsaicin tấn công vào ngay bộ phận trọng yếu của tế bào ung thư nên chúng tôi tin rằng đă thật sự t́m ra được ‘gót chân Archiles’ của tất cả các loại tế bào ung thư". Nhóm nghiên cứu đă thử nghiệm capsaicin trên các tế bào ung thư phổi trong pḥng thí nghiệm. Cuộc thử nghiệm này được bác sĩ Bates cho là đă mang lại một kết quả tốt đến mức "đáng kinh ngạc".
Một thử nghiệm tương tự trên tế bào ung thư tuyến tụy – một trong những dạng ung thư khó điều trị nhất – cũng thu được kết quả "rất quan trọng".
Bác sĩ Bates nói: "Bằng cách tấn công các protein của bộ phận cung cấp năng lượng cho tế bào ung thư, một liều capcaisin sẽ gây ra cái chết tự nhiên cho tế bào ung thư, mà không gây nguy hại cho các tế bào lành mạnh ở xung quanh". Hơn nữa, theo bác sĩ Bates, capsaicin không có hoặc có rất ít tác dụng phụ đối với bệnh nhân.
Kéo dài tuổi thọ
Không chỉ giảm nguy cơ ung thư, ăn ớt c̣n đem lại nhiều lợi ích về sức khỏe, có tác động tích cực đến tuổi thọ con người. Điều này cũng được chỉ ra trong nghiên cứu của Trường Y tế Công cộng Harvard T.H. Chan và Bệnh viện Brigham and Women (Mỹ).
Sau khi theo dơi trung b́nh 7,2 năm, các nhà nghiên cứu đă ghi nhận 11.820 trường hợp tử vong ở nam giới và 8.404 người chết ở phụ nữ. Dựa trên phân tích của họ, những người ăn thực phẩm cay thường xuyên có khả năng sống thọ hơn 14% so với những người không ăn thực phẩm cay, theo Natural News.
Các nghiên cứu trước đây đă chỉ ra rằng các thành phần hoạt tính sinh học trong ớt, bao gồm cả capsaicin, có tác dụng chống béo ph́, chống oxy hóa, chống viêm, giảm tích tụ cholesterol, pḥng ngừa bệnh tim mạch và chống ung thư.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng hợp chất này có thể cải thiện lưu lượng máu trong các mạch v́ nó chặn gien thu hẹp các động mạch.
Đồng thời, thức ăn cay có khả năng đánh lừa năo muốn ít muối hơn. Dựa trên quét năo, họ thấy rằng các khu vực phản ứng với độ mặn và độ cay chồng chéo. Ngoài ra, độ cay làm tăng hoạt động ở các vùng năo bị ảnh hưởng bởi muối. Điều này có nghĩa là những người ăn nhiều thực phẩm cay sẽ nhạy cảm hơn với muối, v́ vậy họ tiêu thụ thực phẩm ít mặn hơn, theo Natural News.
Các nghiên cứu khác nhau cũng chỉ ra rằng ớt cung cấp các lợi ích sức khỏe sau: giảm độ axit ở đường tiêu hóa gây loét, giảm đau nửa đầu, giảm đau khớp, hỗ trợ giảm cân, làm dịu bệnh vẩy nến, bảo vệ chống ung thư, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa ung thư, tăng cường hệ miễn dịch.
Những ai không nên ăn ớt
Tuy ớt sở hữu nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, nhưng vẫn có những nhóm người không thích hợp sử dụng loại gia vị có tính kích thích cao này.
Người bị trĩ: Việc ăn cay có thể khiến các búi trĩ sưng to và gây đau rát hơn b́nh thường.
Người mắc bệnh tim, bệnh năo, bệnh huyết quản, tăng huyết áp, viêm khí quản mạn tính, bệnh phổi, bị cường giáp: Ớt có thể khiến lượng máu tăng cao trong quá tŕnh tuần hoàn, tim đập nhanh. Nếu t́nh trạng này xảy ra trong thời gian dài có thể dẫn đến suy tim, thậm chí gây tử vong.
Người bị bệnh viêm túi mật, sỏi mật: Chất kích thích có trong ớt sẽ làm tăng dịch vị trong dạ dày, dễ khiến túi gan co lại, khi đó dịch gan tiết ra khó khăn hơn dẫn đến viêm gan và tuyến tuỵ.
Người bị viêm da, người có nhiều mụn: Vị cay của ớt gây nóng trong, khiến t́nh trạng mụn nghiêm trọng hơn.
Sau phẫu thuật, có vết thương: Cần hết sức tránh những thực phẩm cay, nóng như ớt v́ dễ gây lở loét, nóng rát khi ăn nhiều.
Người mắc bệnh thận: Đóng vai tṛ là cơ quan thải độc, thận dễ bị tổn thương nếu ăn quá cay, gây thoái hóa chức năng thận.
Phụ nữ mang thai và mới sinh con: Cơ thể người mẹ lúc này đang rất yếu, nếu ăn cay quá nhiều không những khiến cơ thể bị nóng mà c̣n ảnh hưởng chức năng dạ dày. Đặc biệt, nếu đang cho con bú, người mẹ ăn ớt cay sẽ ảnh hưởng chất lượng sữa cho con bú. Đặc biệt, ăn ớt có thể khiến chứng táo bón trầm trọng hơn.
VietBF@ Sưu tập