Khi chồng thường xuyên làm ca đêm, Margaret hẹn ḥ cùng bạn trai nhưng luôn mang theo con trai 3 tuổi khiến cậu bé liên tục nhắc tới tên người đàn ông này với bố.
Margaret và Matthew Karmendi cưới năm 1933 và có con trai kháu khỉnh tên Sonny. Matthew làm công nhân theo ca 14h-22h, về nhà khi vợ con đă say ngủ, c̣n buổi sáng hôm sau anh sẽ ngủ bù để dành sức cho ca làm việc tiếp theo. Kinh tế gia đ́nh trẻ không quá khó khăn, cũng không có mâu thuẫn ǵ đáng kể nhưng giờ giấc trái ngược khiến vợ chồng ngày càng xa cách.
Trong những lúc chồng vắng nhà, Margaret thường đưa con trai đi chơi quanh thành phố và t́nh cờ làm quen với Roy Lockard, công nhân thoát nước. Gặp gỡ với Roy trở thành niềm vui duy nhất Margaret trông đợi mỗi ngày.
Họ từ đó ngày nào cũng gặp nhau và cùng nhau đi dạo vu vơ quanh thị trấn hoặc ngồi nói chuyện ở một ga tàu nào đó; luôn chia tay ngay trước khi Matthew tan ca làm đêm. Nhưng v́ không thuê người giữ trẻ, Margaret lần nào cũng phải mang con đi cùng. Cuộc gặp gỡ v́ thế đôi khi sẽ bị gián đoạn v́ cậu bé quậy phá, hoặc đ̣i về sớm.
Mùa xuân năm 1936, họ bàn nhau giải quyết vấn đề này.

Margaret Karmendi. Ảnh: New York Daily News Archive
Khoảng 21h ngày 21/4/1936, một cư dân ở Altoona nghe thấy tiếng đập cửa dồn dập. Trước nhà ông khi này là Roy, đang bế cậu bé Sonny trên tay, bị thương nặng, đầu bết lại v́ máu. Sau lưng là Margaret đang khóc nức nở.
Roy nói là người bạn của gia đ́nh, đang cùng mẹ con họ đi dạo th́ một chiếc sedan lao tới. Cậu bé bị thương do va chạm mạnh với tay nắm cửa ôtô... Matthew bỏ ca làm việc tức tốc chạy đến với con.
Tại bệnh viện, người chồng dù đau buồn nhưng vẫn bày tỏ sự cảm kích với người đàn ông khi đă giúp đỡ vợ con ḿnh. Cho đến khi có ai đó gọi tên Roy, người chồng bỗng hét lên: "Bắt hắn! Hắn dan díu với vợ tôi".
Cảnh sát không để tâm v́ cho rằng đây là một phản ứng kỳ quặc xuất phát từ nỗi đau thương trước t́nh cảnh của con trai. Sau này, họ mới nhận ra rằng đó là manh mối quan trọng. Cậu bé qua đời đêm đó tại bệnh viện.
Kết quả khám nghiệm thi thể cho thấy hộp sọ bị nứt ba chỗ và một vết thương lởm chởm trên đỉnh đầu đă làm lộ mô năo. Mỗi vết nứt có kích thước gần như nhau, dài 10 cm, rộng 2 cm. Bất kỳ vết thương nào cũng có thể là vết thương chí mạng dẫn đến cái chết của bé Sonny. Có vẻ như cậu bị đánh nhiều lần bằng vật nhọn.
Cuộc điều tra cũng cho thấy không có khả năng tay nắm cửa ôtô có thể gây thương tích cho Sonny. Cảnh sát trở nên nghi ngờ hơn khi họ nhận thấy sự khác biệt trong lời khai của hai người lớn duy nhất chứng kiến vụ tai nạn: Margaret và Roy. Chiếc ôtô gây tai nạn không được xác định và miêu tả của hai người về chiếc xe không khớp nhau.
Nhớ lại cơn giận dữ của người cha trong bệnh viện, các nhà điều tra đến gặp Matthew. "Gần đây, con trai tôi nhiều lần nhắc đến tên Roy khi nói chuyện với tôi", Matthew nói. Anh nghi vợ ngoại t́nh với một người tên Roy nên khi biết người cùng vợ mang con vào viện đêm đó là Roy, anh đă nghi ngờ.
Theo linh cảm này, cảnh sát thẩm vấn thêm Margaret và Roy và chuyển cuộc điều tra theo hướng một vụ giết người. Bốn ngày sau, cảnh sát t́m thấy một thanh sắt trên con phố đông đúc ở trung tâm thành phố. Trên đó phát hiện tóc người và máu cùng loại với tóc và máu trên mũ của nạn nhân. Con đường dẫn từ hiện trường vụ án về phía bệnh viện.
Những nghi ngờ này khiến cặp t́nh nhân sụp đổ trong lần tái hỏi cung. Họ thừa nhận đă sát hại cậu bé bằng thanh sắt nhặt được trên đường tàu.

Hung khí được cảnh sát t́m thấy gần hiện trường sau 4 ngày t́m kiếm. Ảnh: New York Daily News Archive
"Sonny đă can thiệp vào cuộc hẹn ḥ của chúng tôi. Tôi sợ cậu bé sẽ tiết lộ bí mật cho bố", Roy khai động cơ phạm tội và sợ rằng nếu đi cùng mẹ, một ngày nào đó, cậu bé có thể buột miệng kể ǵ đó về mối quan hệ bất chính này.
Họ khai tối 21/4 đưa Sonny đi dạo dọc một con phố thưa thớt dân cư và hành động, sau đó đưa cậu bé vào nhà dân để vờ cầu cứu và dựng lên câu chuyện về vụ tai nạn.
Trong khi đó, ở pḥng hỏi cung bên cạnh, Margaret nghe cảnh sát thuật lại lời khai của nhân t́nh liền lập tức phủ nhận đă hại con, đổ mọi trách nhiệm cho Roy. Lời khai trùng hợp duy nhất của cặp t́nh nhân là động cơ gây gán: Sonny đă cản trở việc hẹn ḥ.
Vụ án được cộng đồng đặc biệt quan tâm, và phiên xét xử đă diễn ra sau đó chỉ 2 tháng. Cặp đôi trải qua các phiên ṭa riêng biệt. Roy Lockard ra ṭa lần đầu tiên vào tháng 6/1936. Các luật sư của anh ta đă cố gắng thuyết phục bồi thẩm đoàn rằng thân chủ không đủ thông minh để lên kế hoạch cho tội ác như vậy. Họ thậm chí c̣n đưa ra lập luận rằng Roy bị tâm thần, "chỉ có trí tuệ của một đứa trẻ 8 tuổi", luật sư bào chữa.

Roy Lockard. Ảnh: New York Daily News Archive
Bồi thẩm đoàn chỉ mất 48 phút để quyết định Roy phạm tội giết người cấp độ một, nghĩa là chết trên ghế điện.
Hàng trăm khán giả chen chúc trong ṭa án ngột ngạt khi phiên ṭa xét xử người mẹ, bắt đầu chưa đầy một tuần sau đó. Roy bất ngờ thay đổi lời khai, nhấn mạnh rằng ḿnh là chủ mưu và Margaret không tham gia.
Margaret nói trước ṭa: "Tôi chưa bao giờ đánh con ḿnh. Roy Lockard đă giết con tôi". Sau khi nghị án trong 3 giờ, bồi thẩm đoàn vẫn kết luận cô phạm tội giết người cấp độ một, cũng bị kết án tử h́nh. Nhưng sau một loạt kháng cáo và hai lần xét xử, Margaret đă thoát khỏi ghế điện.
Tháng 12/1937, trong lần thứ ba bị xét xử phúc thẩm, người mẹ này bị kết tội giết người cấp độ hai, với mức án 20 năm, cộng thêm 5 năm v́ ngoại t́nh.
"Tôi rất hạnh phúc v́ không bị tuyên tử h́nh, vui như có thể nhảy múa", Margaret sôi nổi trả lời các phóng viên khi nghe phán quyết.
Ngày 27/3/1939, Roy im lặng ngồi vào ghế điện, nở một nụ cười trước khi cán bộ thi hành án gạt công tắc điện.
VietBF@sưu tập