Nhà tắm dù đã được vệ sinh sạch sẽ vẫn không hết mùi hôi. Để khắc phục tình trạng này trước tiên bạn cần tìm ra nguyên nhân gây mùi.
Nguyên nhân nhà tắm sạch nhưng vẫn có mùi hôi
Nếu bạn thường xuyên vệ sinh nhà tắm nhưng vẫn thấy mùi hôi, mùi ẩm mốc từ bồn cầu và cống bốc lên thì hãy nghĩ đến những nguyên nhân này.
Do cặn bã bám nhiều ở đường ống
Hiện nay nhà tắm thường được thiết kế liền với nhà vệ sinh. Các thiết bị như bồn cầu, bệ tiểu đứng, chậu rửa mặt, bồn tắm,… đều có phần ống siphon giữ nước, tránh hiện tượng mùi hôi bốc ngược trở lại. Nhưng siphon thường thiết kế uốn cong nên dễ tích trữ cặn bẩn gây mùi, tắc. Từ đó gây ra mùi hôi, ảnh hưởng đến sinh hoạt của các thành viên trong gia đình.
Nhà tắm bị hôi do bể phốt bị đầy
Hầu như các gia đình ngày nay đều dùng bể phốt chứa các chất thải từ nhà tắm, nhà vệ sinh. Lâu ngày bể phốt dễ bị đầy, các chất thải tích tụ, đóng mảng với nhau gây ngược trở lại khiến nhà tắm, nhà vệ sinh dù cọ rửa sạch sẽ nhưng vẫn bị hôi. Đường thoát khí của bể phốt bị tắc do lắp ống không chính xác thì ống này bị tắc khiến mùi hôi bốc ngược trở lại.
Do lượng nước ở ống Siphon thấp
Bình thường nước ở phần ống Siphon và bồn cầu ngang nhau, 10cm. Nhưng khi lắp đặt sai cách, nước ở ống siphon thấp hơn mùi hôi bốc ngược trở lại, lan ra cả phòng tắm.
Cách xử lý nhà tắm có mùi hôi do hệ thống đường ống, bể phốt bốc ngược
Nếu nhà tắm bốc mùi do cặn bám ở đường ống thì bạn dùng các chế phẩm làm sạch cống nước đổ vào bồn cầu, chậu rửa, thoát sàn và đường ống nước. Ngâm khoảng 20-30 phút theo hướng dẫn rồi xả thật mạnh để cặn bẩn bị cuốn trôi.
Nếu bể phốt bị đầy do cặn bẩn, bùn bám tích tụ thì hãy thuê thợ thông tắc chuyên nghiệp về lau dọn bể phốt.
Nếu bồn cầu và siphon lắp đặt sai sách thì hãy tháo ra và lắp đại lại cho chính xác.
Cách xử lý nhà tắm có mùi hôi bằng một số nguyên liệu tự nhiên
Dùng tỏi
Trong tỏi có chứa chất allicin được coi là kháng sinh tự nhiên và tạo mùi, giúp diệt các loại vi khuẩn gây hại như E.coli và Salmonella, diệt nấm, khử mùi hôi trong nhà tắm hiệu quả.
Bạn có thể đổ nước ép tỏi và bồn cầu, chậu rửa mặt 2 lần/tuần vào ban đêm. Sáng hôm sau nhấn nút xả là mùi hôi từ bồn cầu lâu không được vệ sinh đã được khử sạch.
Dùng phèn chua
Đối với ngóc ngách nhà tắm bị ố vàng, bám bẩn, rêu mốc và hôi hám bạn có thể dùng phèn chua để làm sạch.
Bạn pha phèn chua với nước cốt chanh rồi đổ ra sàn nhà tắm, bồn cầu, chậu rửa. Giữ nguyên khoảng 15 phút rồi cọ sạch, sàn nhà tắm không những sạch, không còn bám cặn mà mùi hôi cũng không còn.
Dùng giấm
Giấm ăn có sức mạnh vạn năng đánh bay vết bẩn, mùi hôi trong phòng tắm cực nhanh và hiệu quả. Bạn pha giấm ăn với bột baking soda và 2 lít nước, tiến hanh khuấy đều. Bạn đổ hỗn hợp vào bồn cầu theo hình xoắn ốc, đổ hỗn hợp ra góc nhà tắm, sàn nhà tắm. Khoảng 30 phút sau thì cọ rửa lại sàn nhà tắm và bồn cầu cho sạch sẽ, mùi hôi cũng sẽ không cồn.