Thời tiết vào thu, mưa nắng thất thường kèm theo chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn, nồng độ phấn hoa cao là điều kiện thuận lợi để hen suyễn, viêm mũi dị ứng tái phát. Hai bệnh này đều thuộc nhóm bệnh dị ứng đường hô hấp, có liên quan mật thiết với nhau. Bên cạnh đi khám định kỳ và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, bạn cần chú ư một số điều sau:
Không hút thuốc và tránh ngồi gần người hút thuốc. Khói thuốc lá làm cho viêm mũi dị ứng và hen suyễn trở nên xấu đi, khiến thuốc dự pḥng giảm tác dụng.
Không nên nuôi thú cưng, vệ sinh sạch sẽ tường, sàn nhà và thảm để loại bỏ hoàn toàn phần tử gây dị ứng từ thú nuôi có thể c̣n dính trong quần áo và một số bề mặt đồ vật.
Tránh xa các dị nguyên từ phấn hoa có mật độ cao trong mùa hoa nở rộ, các loại bụi, khói, nấm mốc... Người bệnh cũng nên chú ư kiểm soát cảm xúc, tránh căng thẳng quá mức, dễ dẫn đến cơn khó thở, khởi phát hen.
Dùng khẩu trang, khăn len che mũi miệng khi ra ngoài trời lạnh để tránh hít thở không khí lạnh dễ bị bệnh hô hấp, nhiễm virus... Làm nóng người trước khi ra khỏi nhà và tuyệt đối không thở bằng miệng, nhất là khi ra ngoài trời lạnh.
Người bệnh viêm mũi dị ứng, hen nên tăng cường và kiên tŕ tập luyện thể dục để nâng cao sức đề kháng. Các bài tập thở, trong đó có tập thở bụng, giúp thông thoáng đường thở tốt.
Cách thực hiện: dùng co giăn của cơ hoành để hít vào được sâu nhất, nhiều oxy nhất và khi thở ra tống được hết khí cặn ra ngoài. Mỗi ngày người bệnh tập 2-3 lần, mỗi lần 20-30 phút tập thở ở nơi thoáng khí, yên tĩnh để pḥng bệnh và cải thiện sức khỏe.
Ngoài ra, dự pḥng các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp cần được chú ư vào mùa lạnh. V́ thời tiết lạnh dễ làm cơ thể mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp do nhiễm vi khuẩn, virus, cảm cúm... từ đó làm phế quản co thắt dẫn đến cơn hen cấp. Người bệnh nên tiêm pḥng vaccine cúm và phế cầu theo chỉ định của bác sĩ.
Quan trọng nhất, người bệnh phải tuân thủ điều trị dự pḥng hen theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa hô hấp, không tự ư thay đổi liều thuốc, ngưng thuốc.
VietBF@sưu tập
|