Tiếng Anh ở Việt Nam rơ ràng quan trọng.
Nó là môn thi bắt buộc cùng với các môn Toán, Văn, Lư, Hoá trong giáo dục phổ cập.
Là yêu cầu phải có với một số người đi xin việc.
Tŕnh độ tiếng Anh được đưa vào tiêu chuẩn cho sắp xếp các vị trí quản lư nhà nước của công chức, viên chức.
Cao hơn nữa có chứng chỉ IELTS, TOEIC, TOEFL, CEFR…. giúp bạn có cơ hội đi khắp các nước trên thế giới, vào các trường đại học danh giá , làm việc trong môi trường quốc tế, định cư ở các nước phát triển….
Nhưng từ lănh đạo đất nước và rất nhiều người dân Việt Nam vẫn chỉ coi tiếng Anh là một công cụ thực hiện công việc theo yêu cầu một cách thụ động, bằng cấp “trang trí” cho chiếc ghế quan trường - Thật dễ hiểu khi người Việt Nam chi phí tốn kém rất nhiều cho việc học tiếng Anh, nhưng kết quả đem lại không tương xứng, rất nhiều tiêu cực trong công tác đào tạo, cấp chứng chỉ…
Xin đừng nhầm lẫn công cụ và phương tiện có cùng một khái niệm. Muốn thực hiện một công việc bạn cần có công cụ nhưng muốn đi xa hơn, muốn tiếp cận với thế giới bạn cần có phương tiện, phải coi tiếng Anh vừa là công cụ vừa là phương tiện, điều này mới thực sự biến ước mơ thành hiện thực.
Nó có thể chứng minh, chúng ta có rất nhiều học sinh giỏi toán, lư, hoá… giành nhiều giải thưởng trong các cuộc thi quốc tế nhưng có rất ít các nhà khoa học, nhà quản trị giỏi, nhà ngoại giao lỗi lạc, và văn hóa Việt Nam c̣n xa lạ với thế giới, chỉ v́ cho rằng tiếng Anh là một công cụ để giải quyết một công việc cụ thể mà không nghĩ nó là một phương tiện mở mang với thế giới bên ngoài.
Chính v́ thế các học sinh giỏi của ta nếu loanh quanh trong nước hầu hết thành “trí thức gàn” chạy quanh cái bàn nước, một khi họ được chắp cánh bay xa yêu nước ǵ cũng không trở về “Đấy tổ quốc, th́ đây tổ c̣ v́ ăn v́ uống phải ṃ mà đi”
TIẾNG ANH LÀ ĐỂ ĐẤT NƯỚC KHÔNG TỤT HẬU.
Ông Lư Quang Diệu từ năm 1959 khi bắt đầu nhậm chức thủ tướng, ông đă chọn tiếng Anh là ngôn ngữ chính của Singapore đồng thời không ngừng thúc đẩy việc học Tiếng Anh của quốc gia ḿnh. Năm 2011, ông c̣n sáng lập một quỹ mang tên ḿnh nhằm khuyến khích việc học song ngữ ở trẻ nhỏ, từ tuổi mẫu giáo, tại Singapore.
Tại buổi phỏng vấn với tờ News York Times vào năm 2010, ông nhấn mạnh: “Tiếng Anh là ngôn ngữ làm việc của đất nước tôi và đó cũng là điều đem lại thành công cho chúng tôi thông qua việc kết nối rộng răi với toàn cầu. Bất kể bạn là người Malay, Trung Quốc, Tamil hay bất cứ quốc gia nào và muốn tiếp tục ǵn giữ thứ tiếng mẹ đẻ của quốc gia ḿnh, hăy chỉ xem nó như ngôn ngữ thứ hai.”
Lưu ư rằng, tiếng Anh ở Singapore là NGÔN NGỮ CHÍNH THỨC trong khi người Hoa chiếm gần 80% dân số, nó không phải là một NGOẠI NGỮ.
Khi được cố thủ tướng Vơ Văn Kiệt mời làm cố vấn cao cấp cho chính phủ Việt Nam, ông Lư Quang Diệu đă từ chối và nói rằng “Nếu có vị trí số một ở Đông Nam Á th́ đó phải là Việt Nam. Bởi so sánh về địa chính trị, tài nguyên, con người, Việt Nam không thể xếp sau nước nào trong khu vực”
Ông so sánh : "Sài G̣n có thể làm được những ǵ Singapore đă làm... Nếu nh́n vào Sài G̣n và Singapore vào năm 1954, ai đó có thể nói Singapore là thứ vứt đi, không phải Sài G̣n".
Ông bảo Việt Nam chẳng cần mời ai làm cố vấn, ông nói, “Ch́a khóa để tránh tụt hậu cho người Việt là tiếng Anh. Nếu tất cả sinh viên Việt Nam sau này không thể nghe và nói tiếng Anh trôi chảy, chỉ có thể đọc thôi cũng đă là tụt hậu”.
Một người b́nh thường coi tiếng Anh là một công cụ đă là thiển cận, với những người chèo lái con thuyền quốc gia cũng có tầm nh́n như thế quả là một thảm họa. Nhất là họ vẫn kiên định với một thứ tư tưởng lỗi thời, lạc hậu, luôn ám ảnh về sự mất mát quyền lực trong quá tŕnh hội nhập.
Tư tưởng “Đổi mới không đổi màu, hoà nhập không hoà tan” bất luận thế nào tiếng Anh vẫn không được coi là một phương tiện cho việc mở mang ra thế giới bên ngoài như một quốc sách.
Thật khôi hài, khi một đám quan chức ra nước ngoài “mang Việt Nam ra thế giới” chỉ biết nhoẻn miệng cười, nói tiếng Anh "mỏi tay", dù đa phần đều là thạc sĩ, tiến sĩ, giáo sư… có thể đưa Việt Nam đến năm 2045 trở thành nước phát triển, hội nhập đầy đủ ngang hàng với các quốc gia G7, G20?