Lớp đông, phương pháp dạy hàn lâm, thiên về từ vựng, thiếu động lực hay môi trường thực hành khiến học sinh hạn chế trong các kỹ năng nghe, nói tiếng Anh.
Theo TS Nguyễn Thị Mai Hữu, Giám đốc Đề án Ngoại ngữ quốc gia, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Việt Nam nằm trong nhóm quốc gia dùng tiếng Anh như một ngoại ngữ. Hiện các số liệu thống kê về khả năng tiếng Anh của người Việt đều chưa có tính khoa học v́ việc này đ̣i hỏi dựa trên các tiêu chí, công cụ cũng như cách thức chọn mẫu chuẩn xác.
"Nh́n chung, năng lực tiếng Anh của người Việt về mặt bằng cơ bản mỗi năm đạt được kết quả tốt hơn năm trước. Việc học cũng thuận lợi v́ chữ viết của chúng ta gần giống tiếng Anh, không như tiếng Trung hay tiếng Thái", bà Hữu nói, tại Hội nghị quốc tế về Khảo thí ngoại ngữ New Directions Đông Á lần thứ 11 hôm 28/10 ở Hà Nội.
Tuy nhiên, bà Hữu cho hay do dân số đông và không phải ai cũng có động lực học tiếng Anh, nên để có mặt bằng đồng đều cả nước th́ khó.
Dù điểm thi cao, nhiều học sinh vẫn không nói được tiếng Anh do là việc dạy học tiếng Anh trong nhà trường c̣n nhiều bất cập. Bà ví dụ, ở chương tŕnh phổ thông cũ (chương tŕnh 2006), phương pháp giảng dạy hàn lâm, học sinh học nhiều về từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm hơn là kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết.
Tiếng Anh là môn phát triển về kỹ năng, năng lực nên sử dụng, thực hành càng nhiều càng tốt. Nhưng học sinh không có môi trường để nghe, nói. Sĩ số các lớp học đông, kể cả làm việc theo nhóm hay theo cặp vẫn hạn chế về thời gian, không gian.
"Nhiều nơi thiếu cơ sở hạ tầng để hỗ trợ việc học tiếng Anh một cách hiệu quả", bà Hữu chia sẻ.
Hơn nữa, bài thi tốt nghiệp THPT chưa có phần thi Nghe và Nói, phần nào tác động ngược trở lại quá tŕnh giảng dạy và học tập, bởi không thi nên thầy tṛ cũng không đầu tư.
|