Nhiều nhà tội phạm học cho rằng người tai vểnh, mắt xếch, trán dốc, mặt bè, răng cửa lớn, g̣ má cao... hay tướng mạo không cân đối thường có xu hướng "dễ thành tội phạm".
Ngày 27/11/2008, cảnh sát Ấn Độ thẩm vấn tay súng duy nhất bị bắt sống trong vụ tấn công khủng bố đẫm máu ở Mumbai năm 2008. Họ ngạc nhiên khi nghi phạm Ajmal Kasab, kẻ sát hại hàng chục người ở nhà ga xe lửa chính của thành phố, chỉ cao chưa đầy 1,5 m, đôi mắt sáng và má hồng hào. Vẻ bên ngoài khiến anh ta có biệt danh là "sát nhân có khuôn mặt trẻ thơ".
"Anh ta là ai: Kẻ cuồng tín nguy hiểm hay kẻ vô tội bị bóc lột, ép buộc phải gây tội?" tờ Times of India nêu thắc mắc. Có vẻ như không ai ngờ rằng khuôn mặt của kẻ sát nhân lại có thể trông "ngọt ngào" đến thế.
Quan điểm cho rằng gương mặt của một người có thể tiết lộ tính cách của họ là thành kiến lâu đời. Từ thời của triết gia Hy Lạp Aristotle, 400 năm trước công nguyên đă tồn tại quan niệm rằng có thể suy ra những đặc điểm tính cách từ khuôn mặt và cơ thể - quan điểm tướng số được sùng bái từ phương Đông đến phương Tây.
Các nhà nhân chủng học của Đức quốc xă đang thực hiện phép đo diện mạo để xác định "những kẻ xấu xí dễ phạm tội", năm 1933. Ảnh: The Times
Cuối thế kỷ 19, nhà tội phạm học người Italy, Cesare Lombroso đă đặt nền móng cho nhân chủng học tội phạm (Anthropological criminology) dựa trên mối liên hệ giữa tội phạm và ngoại h́nh của họ. Ông đă phổ biến khái niệm "tội phạm bẩm sinh" và cho rằng tội phạm là một trường hợp của sự tàn ác hoặc tính chất di truyền.
Ông đă khám nghiệm tử thi những người bị kết án và lập danh mục các đặc điểm có thể xác định "tội phạm bẩm sinh". Ông tin rằng tội phạm có thể nhận dạng qua các đặc điểm giống vượn.
Lombroso vạch ra 14 đặc điểm ngoại h́nh cho rằng phổ biến ở tất cả tội phạm, đó là: chiều cao thấp hoặc cao bất thường; đầu nhỏ nhưng mặt to; môi dày nhưng môi trên mỏng; các vết lồi (vết sưng) trên đầu, sau đầu và quanh tai; nếp nhăn trên trán và mặt; răng cửa lớn; lông mày rậm; đường quai hàm khỏe mạnh; trán nhỏ và dốc; tai to, nhô ra; cánh tay dài; g̣ má cao... Ông kết luận do đó kết luận "người xấu xí dễ phạm tội hơn người có vóc dáng cân đối, ưa nh́n".
Nhiều người phương Đông cũng đánh giá tính cách qua những nét đặc trưng trên khuôn mặt và cơ thể. "Hữu tâm, vô tướng, tướng do tâm sinh - hữu tướng, vô tâm, tướng tùy tâm diệt", có nghĩa là tâm tốt th́ tướng mạo ắt đẹp, tâm xấu th́ mặt sẽ xấu đi.
Nhân tướng học Á Đông có quan niệm, người độc ác, nham hiểm có một số đặc điểm tiêu biểu: mắt xếch, nhỏ, nhiều ḷng trắng, môi thâm, mũi khoằm... Gương mặt của dạng tính cách này thường được cho là xấu, đường nét hung hăn.
Dưới đây là trắc nghiệm để độc giả đánh giá có bị định kiến ngoại h́nh chi phối. Trong hai người đàn ông này, một là Lazlo Biro đă thay đổi thế giới hiện đại bằng cách phát minh ra bút bi. Người c̣n lại là Adolf Eichmann, tướng thời Đức Quốc xă, kẻ phạm tội ác diệt chủng tàn bạo nhất thế kỷ 20.
VietBF©sưu tập