Theo như có một số chuyên gia cho rằng nếu có thói quen luôn cầm điện thoại trên tay, bạn có thể thường bị trạng thái lo âu căng thẳng. Cách mọi người sử dụng điện thoại có thể nói lên nhiều điều về sức khỏe tâm thần của họ. Cuộc sống của con người hiện đại bị phụ thuộc rất nhiều vào điện thoại di động và dường như họ sử dụng chúng mỗi giây.
Theo báo cáo của trang Huffington Post, cô Tasha Bailey là nhà trị liệu tâm lư ở London, Anh, cho biết khi con người lo lắng, họ sẽ có phản ứng tranh đấu hoặc trốn tránh bỏ chạy và phản ứng này xảy ra là do mọi người quá say mê vuốt ve điện thoại hàng ngày.
Dưới đây là 6 thói quen sử dụng điện thoại di động có thể là dấu hiệu của sự căng thẳng lo lắng:
1 Không thể đặt điện thoại xuống
Cô Emma Mahony, nhà trị liệu ở Philadelphia, Mỹ, cho rằng việc không thể đặt điện thoại xuống - ví dụ như trước khi tập thể dục, trước cuộc họp hoặc trước khi đi ngủ - có thể là dấu hiệu của sự lo lắng và thậm chí tâm lư đang bị mất cân bằng.
Cô Emma cho biết những người có trạng thái tâm lư hay căng thẳng lo lắng có thể do thói quen sử dụng điện thoại liên tục bất chấp cả những thời điểm không thích hợp, chẳng hạn như trong lúc dùng cơm trưa cùng với gia đ́nh, “họ đều cảm thấy muốn kiểm tra điện thoại để xem tin nhắn”.
Ứng dụng mạng xă hội trên điện thoại di động. (Shutterstock)
2 Lướt không ngừng, trong vô thức (doomscrolling)
Cái gọi là "doomscrolling" là thuật ngữ mới đề cập đến xu hướng tiếp tục lướt (đọc) những tin tức xấu, mặc dù tin tức đó khiến người tiếp nhận chúng phiền muộn, chán nản hoặc trầm cảm.
Cô Carrie Howard, một nhân viên xă hội ở Texas và là huấn luyện viên chuyên hỗ trợ người khác loại bỏ sự lo lắng, cô cho rằng doomscrolling sẽ chỉ khiến cho t́nh trạng nặng hơn và khiến bạn khó t́m ra giải pháp thoát khỏi nó.
Khi bạn liên tục lướt điện thoại xem những tin tức tiêu cực trong vô thức, những điều đây sẽ tràn ngập trong tâm trí bạn, khiến bạn không thể nghĩ thêm được điều ǵ khác.
Cô Howard c̣n cho biết, ngoài việc lướt web trong vô thức, th́ xem quá nhiều những nội dung tưởng chừng như vô hại, chẳng hạn như những bài viết nhẹ nhàng hay clip hài hước, thực sự đây cũng có thể là biểu hiện của sự lo lắng.
3 Cảm thấy hoảng sợ khi điện thoại của ḿnh không hoạt động
Cô Emma Mahoney cho biết điều quan trọng là phải xem bạn cảm thấy thế nào khi điện thoại không thể hoạt động b́nh thường hoặc sử dụng Wi-Fi. Nếu bạn cảm thấy bối rối, đó chính là dấu hiệu của t́nh trạng lo lắng.
Bạn có thể dành một khoảng thời gian cho riêng ḿnh mà không cần phải gọi điện hay nhắn tin. Thường xuyên cảm thấy ḿnh cần phải kết nối qua di động quá mức có thể đó là đang có vấn đề.
4 T́m kiếm các vấn đề đáng lo ngại
Cô Tasha Bailey nói: Mọi người có xu hướng cảnh giác cao độ và suy nghĩ quá nhiều về mọi thứ khi họ lo lắng. Điều này được phản ánh trong việc sử dụng công cụ t́m kiếm Google. Mọi người t́m kiếm rất nhiều và cũng lướt bỏ qua rất nhiều thứ.
Cô nói: "Các t́m kiếm trên Google có thể cho chúng ta biết mức độ lo lắng của chúng ta, bao nhiêu suy nghĩ đang bị xâm phạm mà chúng ta có thể không biết có. Chúng ta đang t́m kiếm một số loại thông tin xác minh việc ǵ đó, nhưng câu trả lời lại bị dẫn lạc sang hướng khác"
5 Trả lời tin nhắn càng sớm càng tốt
Cô Howard lưu ư rằng một số người có xu hướng trả lời tin nhắn trên điện thoại của họ càng sớm càng tốt như một cách để tránh lo lắng. Nhưng vấn đề là làm như vậy sẽ khiến bạn luôn trong trạng thái chuẩn bị, hành động này khiến bạn khó có thể vạch ra ranh giới rơ ràng giữa bản thân và việc sử dụng điện thoại di động.1
6 Sử dụng điện thoại di động làm lá chắn để tránh những t́nh huống xấu hổ
Cô Howard đề cập rằng một số khách hàng của cô, khi lo lắng, sẽ giả vờ trả lời tin nhắn hoặc cuộc gọi điện thoại để tránh các tương tác xă hội ngoài đời thực. Ví dụ: nếu bạn nh́n thấy một đồng nghiệp cũ hoặc cựu học sinh trung học muốn tiếp cận bạn tại quán cà phê, bạn có giả vờ sử dụng điện thoại để tránh gặp họ không?
Ngoài ra, nếu bạn đang căng thẳng về một dự án công việc, việc sử dụng điện thoại làm lá chắn cũng là một dấu hiệu của sự lo lắng. Tại sao? Bởi v́, cô Howard nói, bạn đang cố "thoát khỏi sự căng thẳng và bất tiện của sự việc mà bạn cần phải đối mặt."
Ngày càng có nhiều người trẻ sử dụng tin nhắn văn bản, ứng dụng nhắn tin và tin nhắn thoại để giữ liên lạc với bạn bè, nhưng cô Howard cho biết việc tránh mặt đi gọi điện cũng có thể là một dấu hiệu của sự lo lắng.
Cô nói, mọi người thường mất đi một số kỹ năng xă hội và cảm thấy kém an toàn hơn khi tương tác trực tiếp đối mặt với người khác, nên sau đó có xu hướng trốn tránh nh́n vào màn h́nh điện thoại và không muốn đối mặt hay đón nhận những khó khăn.
Chẳng có ǵ phải xấu hổ khi ḿnh dán mắt vào điện thoại
Cô Mahoney nói rằng bạn không cần phải xấu hổ nếu bạn thấy ḿnh dán mắt vào điện thoại suốt, v́ điện thoại được thiết kế nhiều chức năng để chúng ta sử dụng thường xuyên. Mặc dù bạn có thể bỏ qua không ngại vấn đề này nhưng bạn cũng nên cố gắng tránh xa điện thoại.
Cô cho biết, nhiều người sẽ vô thức mở ứng dụng trên điện thoại di động mà không nhận ra v́ họ đă quen với nó. Nhưng bạn có thể dùng dây cao su buộc vào điện thoại để không thể trượt trơn tru, đồng thời dùng cách này để nhắc nhở bản thân không được nghiện điện thoại.
Cô Bailey gợi ư thêm rằng việc đặt giới hạn thời gian sử dụng điện thoại sau giờ làm việc, đặt giới hạn thời gian cho các ứng dụng cụ thể hoặc thậm chí tắt điện thoại một giờ mỗi ngày có thể giúp bạn thoát khỏi sự phụ thuộc vào điện thoại.
Cô Howard kết luận rằng điều quan trọng là phải chăm sóc bản thân tốt và giải quyết sự lo lắng. Bạn có thể kiểm soát cơ thể và tâm trí của ḿnh bằng cách thiền định, viết nhật kư, nghe nhạc thư giăn và hít thở sâu. Bạn cũng có thể t́m kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp khi cần thiết.