Trong tuần qua, lực lượng Kiev đă nhận được gói viện trợ mới từ 3 quốc gia NATO bao gồm Bulgaria, Lithuania và Bắc Macedonia.
![](https://intermati.com/forum/attachment.php?attachmentid=2301284&stc=1&d=1700747563)
Binh sĩ Ukraine ở mặt trận miền Đông (Ảnh: New York Times).
Hăng thông tấn quốc gia BTA của Bulgaria ngày 22/11 đưa tin, khoản viện trợ bổ sung bao gồm nhiều xe bọc thép đă được gửi tới Kiev ngay sau khi được quốc hội nước này phê chuẩn. Thỏa thuận này đă được Bộ Nội vụ Bulgaria và Bộ Quốc pḥng Ukraine kư kết trước đó.
Theo thông tin từ Ủy ban Quốc pḥng Bulgaria, các xe bọc thép được gửi tới chiến trường Ukraine hiện đă bị loại biên khỏi danh mục sử dụng của quân đội Bulgaria.
"Một gói viện trợ bao gồm nhiều hệ thống kích nổ từ xa và thiết bị mùa đông đă được gửi đến Ukraine ngày 22/11", Bộ Quốc pḥng Lithuania viết trong một bài đăng trên nền tảng Twitter (X). Bên cạnh đó, Bộ Quốc pḥng Ukraine cũng xác nhận gói viện trợ đă tới nơi, đồng thời cảm ơn v́ sự giúp đỡ bền bỉ của quốc gia đồng minh này.
Đáp lại, Bộ Quốc pḥng Lithuania khẳng định: "Cam kết hỗ trợ Ukraine của chúng tôi sẽ không thể bị phá vỡ".
Cùng lúc đó, Bắc Macedonia cũng thông báo nhóm binh sĩ Ukraine đầu tiên đă được quân đội Cộng ḥa Bắc Macedonia huấn luyện thành công. Thông tin trên được Bộ trưởng Bộ Quốc pḥng Slavjanka Petrovska chia sẻ với Đài truyền h́nh Macedonia ngày 21/11.
Bộ trưởng Petrovska chia sẻ thêm: "Bắc Macedonia sẵn sàng huấn luyện binh lính Ukraine cho đến năm 2024, miễn là họ ngỏ lời đề nghị".
Các quốc gia thành viên NATO đóng một vai tṛ quan trọng đối với cuộc xung đột nhằm đối phó chiến dịch quân sự của Nga kể từ tháng 2 năm ngoái. Tuy nhiên, tính đến hiện tại, Ukraine vẫn chưa trở thành thành viên của liên minh này.
Hồi tháng 10, trong cuộc điện đàm với các nhà lănh đạo NATO, trong đó Tổng thống Mỹ Joe Biden, Tổng thư kư NATO Jens Stoltenberg đă nhắc lại sự ủng hộ của khối dành cho Ukraine. Theo thông cáo báo chí từ NATO, các quốc gia đồng minh đang cùng nhau chia sẻ trách nhiệm hỗ trợ cho Kiev một cách công bằng, với khoảng một nửa nguồn lực viện trợ quân sự đến từ Mỹ và nửa c̣n lại được gửi từ các thành viên châu Âu và Canada.
Theo báo cáo được nhiều nguồn tin chính thống công bố, Ukraine đă nhận được gần 100 tỷ USD viện trợ quân sự kể từ khi xung đột nổ ra.
Trong khi đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhiều lần cảnh báo sự hỗ trợ của phương Tây dành cho Ukraine sẽ chỉ khiến xung đột kéo dài và leo thang mà không thể xoay chuyển t́nh h́nh.
Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov từng cáo buộc các loại vũ khí tầm xa của phương Tây cho phép Kiev tấn công các mục tiêu ở trong lănh thổ Nga. Điều này là cực kỳ nguy hiểm và tiềm ẩn nguy cơ đẩy cuộc xung đột lên một nấc thang mới.
VietBF©sưu tập