Một công ty quản lư tài sản quy mô lớn ở Trung Quốc vừa thông báo với các nhà đầu tư rằng họ không thể thanh toán nợ, làm dấy lên lo ngại rằng cuộc khủng hoảng bất động sản trầm trọng có thể đang lan sang ngành ngân hàng ngầm trị giá 1 ngh́n tỷ USD.
Trụ sở của Quỹ Tín thác quốc tế Zhongrong tại Bắc Kinh. (Ảnh: Reuters)
Tập đoàn tài chính Zhongzhi Enterprise Group (ZEG) gửi thư cho các nhà đầu tư hôm 22/11 để thông báo rằng họ đang “mất khả năng thanh toán nghiêm trọng”, trang lanjinger.com đưa tin.
Trong thư, hăng có trụ sở tại Bắc Kinh cho biết quy mô nợ của họ “rất lớn”, với tổng số nợ lên đến 460 tỷ tệ (65 tỷ USD), trong khi tài sản là 200 tỷ tệ.
“V́ các tài sản của tập đoàn đều tập trung vào nợ và các khoản dài hạn, nên việc thu hồi rất khó khăn, số tiền có thể thu hồi thấp, thanh khoản cạn kiệt và t́nh trạng suy giảm tài sản nghiêm trọng”, bức thư cho biết.
ZEG là một trong những tập đoàn tư nhân lớn nhất ở Trung Quốc, hoạt động trong ngành dịch vụ tài chính, khai khoáng và xe điện. Lo ngại về t́nh h́nh tài chính của tập đoàn bắt đầu nổi lên từ tháng 8, khi một quỹ tín thác mà ZEG sở hữu một phần cho biết họ đă lỡ hạn thanh toán nợ cho các nhà đầu tư.
Tính đến cuối năm 2022, Quỹ Tín thác quốc tế Zhongrong quản lư các quỹ tổng trị giá 87 tỷ USD cho nhiều khách hàng doanh nghiệp và cá nhân. Quỹ này là một trong hàng ngàn hăng quản lư tài sản ở Trung Quốc trả quyền lợi cao cho các nhà đầu tư.
Các nhà phân tích ước tính, ngành công nghiệp tín thác ở Trung Quốc, c̣n gọi là ngành ngân hàng ngầm, trị giá 2,9 ngh́n tỷ USD, lớn hơn quy mô nền kinh tế Pháp.
Các ngân hàng ngầm thường cung cấp tài chính qua những hoạt động ngoài bảng cân đối hoặc thông qua thể chế tài chính phi ngân hàng, như công ty tín thác.
Là một bộ phận khổng lồ nhưng bí ẩn của ngành tài chính Trung Quốc, các ngân hàng ngầm gần đây trở thành tâm điểm chú ư trước nhiều nỗi lo về tương lai của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, trong bối cảnh khủng hoảng bất động sản kéo dài.
Giới chuyên gia cho biết, người đầu tư vào các sản phẩm quản lư tài sản này ở Trung Quốc chủ yếu thuộc tầng lớp trung lưu và thượng lưu.
Trong bức thư, ZEG xin lỗi về những khó khăn tài chính của ḿnh. Bức thư cũng cho biết, từ khi người sáng lập tập đoàn qua đời năm 2021 và các giám đốc cấp cao từ chức sau đó, công ty chật vật với t́nh trạng quản lư nội bộ “kém hiệu quả”.
VietBF@ Sưu tập