Đại diện nhà trường đă xác định có 126 học sinh (chủ yếu khối 8 và 9) sử dụng loại kẹo này. Trong đó, có 5 em bị tê môi, chóng mặt, tức ngực, khó thở, đau đầu…, được đưa đến trung tâm y tế huyện điều trị và sức khỏe các em đă ổn định.Loại kẹo mà các học sinh đă mua có vỏ màu xanh, nhăn mác Haiyan cùng ḍng chữ nước ngoài, không có tem phụ chữ Việt.
Lực lượng chức năng huyện Vân Đồn đă gửi mẫu kẹo trên tới cơ quan chuyên môn để xét nghiệm kiểm tra thành phần trong kẹo; yêu cầu các trường học, gia đ́nh trên địa bàn tăng cường tuyên truyền, nhắc nhở học sinh không được mua và sử dụng các loại bánh kẹo không rơ nguồn gốc.
Trước đó, ngày 12/7, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tiếp nhận một trường hợp nguy kịch sau khi ăn bánh tẻ, nghi ngộ độc thực phẩm.
Theo lời kể từ người nhà bệnh nhân, bà N.B đi chăm cháu tại bệnh viện tỉnh. Buổi sáng, con trai có mua bánh tẻ mang vào viện. Khoảng 2 giờ sau khi ăn bánh do con trai mua, bà N.B bắt đầu thấy đau bụng âm ỉ, quặn cơn, buồn nôn, nôn nhiều, đi ngoài.
Khoảng 4 giờ sau ăn, bệnh nhân rơi vào t́nh trạng mệt lả, lơ mơ, da tím tái, tụt huyết áp, bệnh nhân được cấp cứu ngay tại bệnh viện tỉnh rồi chuyển đến Bệnh viện Trung ương quân đội 108.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hiệp, Khoa Bệnh lây đường tiêu hóa, Bệnh viện Trung ương quân đội 108 cho biết, bệnh nhân vào viện trong t́nh trạng sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng (gan, thận, phổi). May mắn là sau 3 ngày được các bác sĩ hồi sức và chăm sóc tích cực, bệnh nhân đă hồi phục và không để lại di chứng.
Một vụ việc về thức ăn đường phố cũng gây lo lắng. Thông tin từ Bệnh viện 199 (Đà Nẵng), bệnh viện vừa tiếp nhận cấp cứu cho 10 khách du lịch đi theo đoàn có biểu hiện ngộ độc thực phẩm, trong đó có 2 trẻ nhỏ.
Theo nhận định ban đầu, nguyên nhân gây ngộ độc là do tiếp xúc với thức ăn không an toàn từ một quán ăn không rơ địa chỉ trên địa bàn thành phố.
Các chuyên gia y tế cảnh báo, các loại đồ ăn, thức uống bày bán ở cổng trường học rất phong phú, màu sắc bắt mắt, rẻ tiền và hấp dẫn trẻ nhỏ, như xúc xích, que cay, thạch dừa, nước ngọt có ga…
Phần nhiều trong số này không có nhăn mác hoặc có nhăn mác chữ nước ngoài. Giá của những đồ ăn vặt này cũng rất rẻ với học sinh, chỉ 1.000-5.000 đồng mỗi loại.
Thiết nghĩ thức ăn đường phố sở dĩ thu hút thực khách bởi giá rẻ và dễ tiếp cận. Nhưng giới chuyên gia cũng nhận định, giá rẻ kèm theo tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Theo các chuyên gia y tế, tất cả thực phẩm không rơ nguồn gốc, không được bảo quản và chế biến theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đều có thể gây ngộ độc cho người sử dụng.
Số liệu từ Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho thấy, có tới 70-80% thức ăn đường phố, trong đó có quà vặt cổng trường được xác định là bị nhiễm khuẩn như E.coli, gây tiêu chảy, bệnh đường ruột.
Ngoài nguy cơ ngộ độc cấp tính, gây tiêu chảy, nôn mửa, đau đầu, khó thở…, các loại thực phẩm không rơ nguồn gốc, sản xuất không đúng quy tŕnh bày bán ở gần cổng các trường học c̣n tiềm ẩn nhiều mối nguy hại lâu dài cho sức khỏe mà không có biểu hiện ngay ra bên ngoài, gây ra các bệnh mạn tính như: Béo ph́, tim mạch, đái tháo đường, thậm chí gây ung thư.
Nói về nguy cơ của thực phẩm đường phố, PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội khuyến cáo người dân nên tuân thủ những điều sau để tránh tối đa rủi ro liên quan đến ngộ độc thực phẩm từ thức ăn đường phố vào mùa hè:
Không mua những loại thực phẩm như mực khô, ḅ khô, hoa quả dầm… ở những nơi bụi bặm mà không có nắp đậy cẩn thận.
Không ăn ngay rau sống, rau thơm thường được dùng ăn kèm các món bún riêu, phở bày bán ngoài đường. Nhiều người chế biến thức ăn đường phố do không mang đủ nước sạch để rửa rau nên dễ khiến cơ thể ăn phải ấu trùng giun, sán. Nếu mua về th́ nên rửa lại sạch sẽ.
Không ăn bánh quẩy, bánh rán, nem rán… trong những chảo dầu mỡ có màu quá đen. Chọn mua thức ăn ở những địa chỉ quen thuộc, tin cậy. Đối với các quán bán rong thức ăn đường phố, nên chọn mua thức ăn đường phố tại quán có dụng cụ, lọ, hộp đảm bảo vệ sinh để chứa đựng, bảo quản thức ăn, đồ uống.
Ngoài ra, bác sĩ khuyến cáo, bệnh nhân cần nhập viện ngay khi dấu hiệu ngộ độc thực phẩm có biểu hiện nặng như nôn ói nhiều, không thể ăn uống bất cứ thứ ǵ; chất nôn hoặc phân có máu, tiêu chảy hơn 3 ngày, đau quặn bụng dữ dội, sốt hơn 38 độ C.
Đặc biệt, để bảo vệ sức khỏe cho học sinh, các gia đ́nh nên bố trí cho con ăn uống ở nhà đầy đủ và mang theo các đồ ăn nhẹ để con sử dụng trong giờ nghỉ.
Ngoài ra, các cơ quan chức năng cần giải tỏa những hàng quán không đủ điều kiện bày bán trước cổng trường, kiểm soát chất lượng đồ ăn vặt bằng các test nhanh và kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ.
|
|