Bắt đầu từ gánh ve chai, Chú Hỏa đă trở thành một trong bốn người giàu nhất Sài G̣n xưa khi sở hữu hàng ngh́n căn nhà.
Ông Huỳnh Văn Hoa hay c̣n gọi chú Hỏa được biết đến là một trong tứ đại hào phú Sài G̣n xưa: ‘Nhất Sỹ, nh́ Phương, tam Xường, tứ Hỏa’.
Bắt đầu từ nghề ve chai
Huỳnh Văn Hoa sinh năm 1845 ở làng Văn Tang, thuộc Gia Ḥa Sơn, huyện Tư Minh, tỉnh Phúc Kiến (nay thuộc khu vực Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc).
Năm 18 tuổi, Huỳnh Văn Hoa sang Việt Nam. Đặt chân đến Sài G̣n với hai bàn tay trắng, Huỳnh Văn Hoa phải làm nghề ve chai kiếm sống. Tuy nhiên, bỗng chốc chàng trai phất lên và giàu có, khiến nhiều giả thiết được đưa ra.
Có người kể rằng, trong một lần lượm ve chai, Chú Hỏa nhặt được cả túi vàng nằm trong một chiếc ghế nệm cũ. Người khác nói rằng Chú Hỏa đă mua được bức tượng đúc đồng đen quư hơn vàng.
Chú Hỏa bắt đầu với công việc ve chai. Ảnh tư liệu
Cũng có chuyện kể rằng, cuộc đời Chú Hỏa thay đổi khi chính quyền Pháp mở cuộc đấu giá thanh lư 20.000 máy truyền tin cũ, không c̣n giá trị sử dụng. Chú Hỏa đă mua lại số này. Nhờ kinh nghiệm mua bán ve chai, ông phân loại được vàng và những thứ có giá trong số máy truyền tin ấy.
Một số khác kể rằng, khi lê la hầu như khắp Sài G̣n - Chợ Lớn để thu mua những thứ bỏ đi của thiên hạ, Chú Hỏa đă mua trúng đồ cổ. Nhờ thạo chữ Hán, ông t́m ra trong đó nhiều đồ cổ có giá trị. Theo đó, từ nghề mua ve chai này, ông tạo lập được gia sản đầu tiên khi mua rẻ, bán đắt những món đồ cổ từ thời xa xưa.
Đại gia bất động sản
Sau khi có được số vốn ban đầu, Chú Hỏa chuyển sang lĩnh vực bất động sản. Sự nghiệp bất động sản của Chú Hỏa bắt nguồn từ ḷng tốt của ḿnh. Chú Hỏa từng làm ăn chung với một người Pháp, nhưng ông này do làm ăn thất bại nên đă sạt nghiệp và được Chú Hỏa giúp đỡ trở về lại quê hương. Để cảm tạ ḷng tốt của bạn, ông người Pháp đă tiết lộ cho Chú Hỏa về kế hoạch xây dựng chợ Bến Thành của chính quyền thực dân Pháp. Ông mua cả khu đất śnh lầy, hoang phế đối diện quảng trường Quách Thị Trang ngày nay. Khi thực dân Pháp xây dựng chợ Bến Thành, Chú Hỏa được đền bù số tiền rất lớn và sở hữu nền đất xung quanh chợ giá trị nhất thời ấy.
Sau thành công từ khu đất chợ Bến Thành, Chú Hỏa thành lập công ty bất động sản ”Công ty Bui Hon Hoa và các con”. Ông cho xây dựng 30.000 căn nhà phố để cho thuê lại, chiếm rất lớn diện tích vùng đất Sài G̣n - Chợ Lớn thời bấy giờ.
Số tiền thu được từ việc cho thuê nhà rất lớn, tạo điều kiện cho Chú Hỏa bước chân vào lĩnh vực xây dựng. Công ty của ông đă xây dựng nên rất nhiều dự án bất động sản lộng lẫy nhất thời bấy giờ và hiện nay vẫn c̣n rất nhiều công tŕnh đóng góp cho cộng đồng.
Khu nhà của chú Hỏa nay là Bảo tàng Mỹ thuật. Ảnh: Internet
Một số công tŕnh nổi bật được Chú Hỏa xây dựng c̣n tồn tại đến ngày nay như: Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện đa khoa Sài G̣n, Khách sạn Majestic,...
Năm 1975, gia đ́nh chú Hỏa đến nước Pháp sinh sống, khu nhà Chú Hỏa bị tiếp quản, đến năm 1987 th́ được dùng làm Bảo tàng Mỹ thuật. Tất cả con cháu Chú Hỏa đều thành công tại đất Pháp và từng trở về Việt Nam vào năm 2006 để thăm lại những địa điểm từng thuộc về Chú Hỏa - một trong bốn người giàu nhất lúc bấy giờ.