Một ṭa án ở Iran đ̣i chính phủ Mỹ cùng hàng chục cá nhân và pháp nhân khác bồi thường gần 50 tỉ USD v́ vụ ám sát Tướng Soleimani cách đây hơn 3 năm.Một ṭa án ở Iran đă yêu cầu chính phủ Mỹ cùng một số cá nhân và pháp nhân bồi thường gần 50 tỉ USD v́ vụ ám sát Tướng Qasem Soleimani, tư lệnh lực lượng tinh nhuệ Quds thuộc Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) hồi tháng 1-2020, theo đài Press TV.Cụ thể, theo phán quyết do chi nhánh 55 của Ṭa án Quan hệ Quốc tế thuộc Sở Tư pháp Tehran đưa ra hôm 6-12, có 42 cá nhân và pháp nhân bị đ̣i bồi thường 49,77 tỉ USD v́ vụ ám sát Tướng Soleimani.
Về pháp nhân có nhiều cơ quan chính phủ Mỹ như Bộ Quốc pḥng Mỹ, Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ, Cơ quan T́nh báo Trung ương Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, và một số tập đoàn sản xuất vũ khí của Mỹ như Lockheed Martin và Raytheon.
Về cá nhân có cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo, cựu Bộ trưởng Quốc pḥng Mark Esper, cựu Đại diện đặc biệt của Mỹ về Iran Brian Hook.
Ṭa án trên cho biết phán quyết được đưa ra sau khi xem xét đơn kiện của 3.318 công dân Iran.
Ngoài bồi thường tài chính, ṭa c̣n yêu cầu các bị đơn đưa ra lời xin lỗi chính thức tới những người có tên trong đơn kiện liên quan vụ ám sát Tướng Soleimani.
Tướng Soleimani và ông Abu Mahdi al-Muhandis - một trong những sĩ quan hàng đầu Iraq - đă thiệt mạng vào ngày 3-1-2020 trong vụ tấn công bằng máy bay không người lái ở sân bay quốc tế Baghdad (Iraq). Tổng thống Mỹ khi đó là ông Donald Trump đă ra lệnh thực hiện vụ ám sát Tướng Soleimani.
Vài ngày sau, Iran trả đũa vụ ám sát Tướng Soleimani bằng cách bắn tên lửa vào một số căn cứ quân sự ở Iraq nơi binh sĩ Mỹ và các thành viên khác của lực lượng liên quân đồn trú. Không có người Mỹ nào thiệt mạng trong các vụ tấn công này nhưng Washington cho biết đă có hơn 100 người Mỹ bị chấn thương năo.
Lực lượng tinh nhuệ Quds mà Tướng Soleimani từng chỉ huy là lực lượng đặc nhiệm của Iran chuyên hoạt động ở nước ngoài. Tướng Soleimani là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất tại Iran, người chỉ đạo các chiến dịch quân sự của Tehran ở Trung Đông và được coi là anh hùng trong cuộc chiến tranh Iran - Iraq (1980-1988).
Các ṭa án ở Iran đến nay đă đưa ra nhiều phán quyết chống lại Mỹ, theo hăng tin AFP.
Tháng trước, một ṭa án của Iran đă yêu cầu chính phủ Mỹ bồi thường 420 triệu USD cho các nạn nhân của chiến dịch giải cứu bất thành con tin bị giữ tại Đại sứ quán Mỹ ở Tehran năm 1980.
Vào tháng 8, một ṭa án ở Tehran đă yêu cầu Mỹ bồi thường 330 triệu USD v́ “lên kế hoạch đảo chính” chống lại Iran vào năm 1980.
Trước đó, các ṭa án ở Mỹ cũng đă yêu cầu Iran bồi thường hàng tỉ USD.
Cụ thể, vào năm 2016, Ṭa án Tối cao Mỹ ra phán quyết yêu cầu sử dụng tài sản của Iran bị phong tỏa ở Mỹ bồi thường cho các nạn nhân trong các cuộc tấn công mà Washington quy kết Tehran đứng sau, bao gồm vụ đánh bom doanh trại Thủy quân lục chiến Mỹ ở Beirut (Lebanon) hồi năm 1983.
Tehran phủ nhận mọi trách nhiệm trong tất cả những vụ tấn công này, đồng thời kêu gọi các cơ quan công lư quốc tế giúp giải phóng tài sản của một số cá nhân và công ty Iran bị Mỹ đóng băng.
Vào tháng 3, Ṭa án Công lư Quốc tế (ICJ) đă ra phán quyết cho rằng việc Mỹ đóng băng các tài sản này “rơ ràng là vô lư”. Tuy nhiên, ICJ kết luận họ không có thẩm quyền để giải phóng gần 2 tỉ USD tài sản của Ngân hàng Trung ương Iran bị Mỹ đóng băng.
Iran và Washington không có quan hệ ngoại giao kể từ sau cuộc cách mạng Hồi giáo ở Iran năm 1979.
|