Với việc Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình thăm Việt Nam, trước đó là Tổng thống Mỹ Joe Biden thăm Việt Nam, báo chí nước ngoài cho rằng Việt Nam đóng vai trò chiến lược ngày càng quan trọng về an ninh và kinh tế ở Đông Nam Á.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình tại sân bay. Ảnh: Lê Hiếu.
Hãng tin AP của Mỹ cho biết: Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam hôm thứ Ba 12/12 để tìm cách tăng cường hơn nữa mối quan hệ với quốc gia Đông Nam Á này, vài tuần sau khi nước này nâng cao quan hệ ngoại giao với các nước Mỹ và Nhật Bản.
Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết, trong chuyến thăm đầu tiên kể từ năm 2017, ông Tập Cận Bình sẽ gặp Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Nhà lãnh đạo Trung Quốc được trải thảm đỏ chào đón khi Thủ tướng Phạm Minh Chính chào đón ông trên đường băng. Hàng chục người Trung Quốc và Việt Nam tập trung tại sân bay, vẫy cờ Trung Quốc và Việt Nam để chào đón ông Tập và phu nhân Bành Lệ Viện đi cùng ông trong chuyến thăm.
Chuyến thăm của ông Tập Cận Bình đánh dấu 15 năm Trung Quốc là “đối tác chiến lược toàn diện” của Việt Nam, danh hiệu chính thức cao nhất cho mối quan hệ ngoại giao.
AP nhận định: "Việt Nam đóng vai trò chiến lược ngày càng quan trọng về an ninh và kinh tế ở Đông Nam Á".
AP cho biết, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong nhiều năm, với kim ngạch thương mại song phương là 175,6 tỷ USD vào năm 2022. Nhập khẩu từ Trung Quốc, bao gồm cả đầu vào quan trọng cho lĩnh vực sản xuất của Việt Nam, chiếm 67%, theo dữ liệu hải quan Việt Nam được truyền thông nhà nước Việt Nam trích dẫn.
Trung Quốc có hơn 26 tỷ USD đầu tư vào Việt Nam, với hơn 4.000 dự án đang hoạt động.
Theo Reuters cũng đưa tin trong chuyến đi đầu tiên tới Việt Nam sau 6 năm, ông Tập được Thủ tướng Phạm Minh Chính chào đón tại sân bay Hà Nội và trên đường về khách sạn, người dân đứng vẫy cờ của cả hai nước.
Reuters cho biết nhà lãnh đạo Trung Quốc đã có bài xã luận đăng trên báo Nhân Dân sáng nay ngay trước khi đến Hà Nội, trong đó ông viết: “Tương lai của châu Á nằm trong tay người châu Á”.
Nikkei Asia của Nhật Bản cho biết, Chủ tịch Tập Cận Bình tới Hà Nội hôm nay, bắt đầu chuyến thăm 2 ngày tới Việt Nam trong đó hàng chục thỏa thuận hấp dẫn song phương sẽ được công bố.
Chuyến thăm diễn ra chỉ 3 tháng sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden thăm Việt Nam vào tháng 9/2023.
Với chuyến thăm của ông Tập, Việt Nam trở về thành quốc gia duy nhất trên thế giới mà cả Thống thống Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình tới thăm trong năm nay, cho thấy tầm quan trọng chiến lược ngày càng tăng của Việt Nam - một trung tâm sản xuất quan trọng của Châu Á.
Global Times của Trung Quốc dẫn lời Shen Yi, giáo sư tại Đại học Fudan, nhận xét rằng, đối với một nhà lãnh đạo cấp cao của một quốc gia, điểm đến của các chuyến thăm cấp nhà nước vào đầu hoặc cuối năm có những cân nhắc và ý nghĩa chiến lược, Ông Shen cho biết Việt Nam là điểm đến trong chuyến thăm của ông Tập vào cuối năm 2023 truyền tải một thông điệp rõ ràng: Trung Quốc coi trọng các nước láng giềng và những nước đã đáp lại thiện chí đối với nguyên tắc thân thiện, chân thành, cùng có lợi và toàn diện của Trung Quốc trong quan hệ với Trung Quốc.
Hôm thứ Hai, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ning cho biết Trung Quốc và Việt Nam đều là những nước xã hội chủ nghĩa đang trên con đường cải cách và chuyển đổi phù hợp với thực tế đất nước. Tăng cường đoàn kết, hữu nghị và tăng cường hợp tác cùng có lợi giữa hai nước phục vụ lợi ích chung của cả hai bên, góp phần vào hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực và hơn thế nữa.
Mao nói thêm rằng con đường chung và tương lai chung là đặc điểm nổi bật của quan hệ Trung Quốc-Việt Nam. Mối quan hệ song phương được nâng cao là kết quả tất yếu theo xu hướng đang thịnh hành.
VietBF©sưu tập