Theo quan điểm phương Đông, tinh được cha mẹ truyền cho trẻ vào thời điểm thụ thai. Nếu cha mẹ c̣n trẻ, đầy sức sống và khỏe mạnh, tinh khí của bạn sẽ dồi dào, bạn sẽ lớn lên và phát triển với sức mạnh tương đối mà cha mẹ đă ban cho.
Tất cả chúng ta đều trải qua cuộc đời theo nhiều giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn đều có những đặc điểm riêng. Khi c̣n trẻ, chúng ta trải qua các giai đoạn tăng trưởng, phát triển mạnh mẽ cho đến khi trưởng thành, để rồi cơ thể bắt đầu suy giảm dần khi con người ngày càng già đi.
Những giai đoạn này đă được xác định rơ ràng từ hàng ngh́n năm trước và được cuốn sách kinh điển về y học “Hoàng Đế Nội Kinh” ghi lại như một sổ tay hướng dẫn. Nó được viết vào thế kỷ thứ ba trước Công nguyên và là một trong những tác phẩm lâu đời cũng như có ảnh hưởng nhất trong lịch sử y học Trung Hoa.
Trong khi các nền văn minh thường chỉ kéo dài vài thế kỷ th́ nền văn minh Trung Quốc đă tồn tại một mạch suốt 5.000 năm. Nhờ có lịch sử lâu đời, Đông y đă có hàng thiên niên kỷ để quan sát con người và thu thập bằng chứng về những ǵ xảy ra với đàn ông và phụ nữ khi họ già đi.
Có sự khác biệt giữa các chu kỳ ở nam và nữ. Phụ nữ trải qua cuộc đời theo chu kỳ bảy năm, c̣n đàn ông là tám năm. Việc sức khỏe được duy tŕ như thế nào qua từng giai đoạn phần lớn dựa vào “tinh” (jing).
‘Tinh’ trong y học cổ truyền
Giống như nhiều thứ trong Đông y, người phương Tây không có danh từ định nghĩa cho “tinh”. Điều này khiến việc giải thích trở nên khó khăn, đặc biệt khi đó là một khái niệm quan trọng để hiểu cách người phương Đông nh́n nhận về việc cơ thể sẽ già đi như thế nào.
Nói một cách đơn giản nhất, tinh là bản chất của một người. Nếu phải so sánh, tinh tương tự như sức mạnh của gen mà bạn thừa hưởng từ cha mẹ.
Theo quan điểm phương Đông, tinh được cha mẹ truyền cho trẻ vào thời điểm thụ thai. Nếu cha mẹ c̣n trẻ, đầy sức sống và khỏe mạnh, tinh khí của bạn sẽ dồi dào, bạn sẽ lớn lên và phát triển với sức mạnh tương đối mà cha mẹ đă ban cho.
Tuy nhiên, nếu cha mẹ đă lớn tuổi, mắc bệnh măn tính hoặc có vấn đề về sức khỏe, thiếu ngủ và kiệt sức sau một thời gian dài làm việc vất vả, th́ tinh lực mà bạn được thừa hưởng sẽ kém đi đáng kể.
Toàn bộ ư tưởng này nghe có vẻ lạ lùng nhưng thực tiễn đă cho thấy nhiều ví dụ. Nói một cách đơn giản, sức khỏe của bạn (ít nhất là ở mức cơ bản) là biểu hiện trực tiếp về sức khỏe của cả cha và mẹ tại thời điểm bạn được thụ thai.
Ví dụ, nếu bạn khỏe mạnh và tráng kiện, cơ thể bạn có thể chịu đựng nhiều khó nhọc hơn một chút và có thể phục hồi sau những đêm mất ngủ, tiệc tùng và uống rượu. Nhưng nếu bạn sinh ra với lượng tinh ít hơn, bạn sẽ phải tập luyện chăm chỉ hơn để duy tŕ sức khỏe tốt và cơ thể sẽ không dễ hồi phục như vậy.
Nhận thức là ch́a khóa. Bạn có phải là người dễ mắc bệnh cảm lạnh và cảm cúm cho dù đă cố gắng tránh chúng bằng mọi cách? Nếu vậy, hăy đảm bảo bạn ngủ nhiều, ăn uống đầy đủ và chăm sóc bản thân. Điều này sẽ giúp củng cố tinh mà bạn có.
Ngược lại, bạn có phải là người khoẻ mạnh và không chịu bất kỳ tổn hại nào khi những người xung quanh đang phải hứng chịu tác động của loại virus mới nhất? Nếu vậy, bạn có vẻ là người may mắn khi được thừa hưởng một sức khoẻ tốt. Nhưng dù sao cũng hăy cố gắng chăm sóc và giữ ǵn sức khoẻ, đừng lạm dụng!
Lượng tinh được trao cho một người khi thụ thai được cho là có hạn. Tuy nhiên, vẫn có nhiều cách để bạn có thể bảo tồn tinh trong suốt cuộc đời.
Đông y tin vào sự điều độ trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Tránh xa những thái cực không chỉ là một triết lư sống tốt đẹp; điều cần thiết là phải bảo quản tinh của bạn.
Một số ví dụ về các hoạt động và hành vi làm suy giảm tinh lực là: làm việc quá sức, ngủ không đủ giấc, lạm dụng ma túy và rượu, quan hệ t́nh dục quá nhiều và sinh quá nhiều con trong thời gian ngắn.
Tinh giống như sinh lực của một người - bạn chỉ có bấy nhiêu thôi. Một số hoạt động nhất định cũng có thể đốt cháy nó, như tiệc tùng quá độ, lối sống vội vă và cực khổ.
Bạn có thể thấy điều đó được phản ánh ở những người có lối sống này (ngôi sao nhạc rock là một ví dụ), họ thường trông già hơn tuổi. Họ đă tiêu tốn nhiều tinh. Vấn đề là tinh cạn kiệt sẽ làm bạn già đi theo đúng nghĩa đen.
Mặt khác, người có lối sống lành mạnh, cân đối thường trông trẻ trung, năng động hơn so với tuổi. Có nhiều cách để hỗ trợ và chăm sóc tinh. Chăm sóc cơ thể, rèn luyện khả năng tự nhận thức và chăm sóc cảm xúc là tất cả những cách để bảo vệ và ǵn giữ tinh.
Nếu bạn cảm thấy ḿnh không có quá nhiều tinh như mong muốn, điều này không có nghĩa là bạn không thể sống lâu, khỏe mạnh, không bệnh tật. Nó đơn giản là cần có một chút nhận thức và nỗ lực để giữ sức khỏe và cân bằng. Điều này không nhằm mục đích làm nản ḷng [với những ai đang nỗ lực tập luyện để giữ ǵn sức khoẻ] hoặc cho phép ai đó từ bỏ lối sống lành mạnh. Đó chỉ đơn giản là một cách nh́n vào điểm mạnh và điểm yếu tương đối của chúng ta, để có thể điều chỉnh quan điểm và hành vi của ḿnh, từ đó có một cuộc sống tốt nhất có thể. Kiến thức là sức mạnh.
Chu kỳ dành cho phụ nữ và nam giới
(Phần mô tả cho từng giai đoạn đă được đơn giản hóa so với văn bản gốc trong “Hoàng Đế Nội Kinh”).
1. Chu kỳ nữ (7 năm)
7 tuổi: Khi được 7 tuổi, hệ thống sinh sản của phụ nữ bắt đầu phát triển.
14 tuổi: Xuất hiện kinh nguyệt và có thể sinh con. Trong Đông y, tuổi có kinh (thời kỳ đầu) là yếu tố then chốt để hiểu về sức khỏe tổng thể, đặc biệt là hệ thống sinh sản.
21 tuổi: Năng lượng của người phụ nữ, đặc biệt là khả năng sinh sản, được phát triển toàn diện ở tuổi 21.
28 tuổi: Ở tuổi 28, khả năng sinh sản của phụ nữ đạt đến đỉnh điểm. 28 được coi là độ tuổi tốt nhất để có con theo quan điểm phương Đông.
35 tuổi: Từ 35 tuổi trở đi, cơ thể và khả năng sinh sản nói chung bắt đầu suy giảm. Tuy nhiên, phụ nữ vẫn có khả năng sinh con.
42 tuổi: Từ 42 tuổi trở đi, thể lực và khả năng sinh sản suy giảm, việc thụ thai trở nên khó khăn hơn.
49 tuổi: Ở tuổi 49 (hoặc khoảng đó) là lúc nhiều phụ nữ bắt đầu trải qua thời kỳ măn kinh và không thể sinh con được nữa. Rời khỏi giai đoạn sinh sản là một sự thay đổi đáng kể trong cuộc đời người phụ nữ, không chỉ về thể chất mà c̣n về tâm lư và tinh thần.
2. Chu kỳ nam (8 năm)
8 tuổi: Hệ thống sinh sản của nam giới bắt đầu phát triển. Tóc và răng chắc khỏe.
16 tuổi: Hệ thống sinh sản của nam giới đă phát triển đầy đủ và có thể sinh sản. Sự phát triển trong tất cả các hệ thống vẫn tiếp tục, cơ thể, cơ bắp và răng phát triển khỏe mạnh.
24 tuổi: Thận khí phát triển, tứ chi cường tráng.
32 tuổi: Đây là độ tuổi mà cơ thể đang ở đỉnh cao về mặt thể chất và tất cả các hệ thống đều mạnh mẽ và quan trọng.
40 tuổi: Từ 40 tuổi là lúc cơ thể bắt đầu suy thoái dần dần. Năng lượng dương (hay hoả) suy giảm, tóc bạc và răng yếu đi.
48 tuổi: Sự suy giảm thể chất vẫn tiếp tục. Nếp nhăn xuất hiện, tóc chuyển sang màu xám và tổng thể có ít năng lượng hơn.
56 tuổi: Do sự suy giảm năng lượng của thận và gan, cơ thể bắt đầu mất đi tính linh hoạt, việc cử động có thể trở nên khó khăn, đồng thời bắt đầu bị cứng và đau.
64 tuổi: Sinh lực của nam giới suy yếu, xương trở nên gịn hơn, tính linh hoạt giảm sút và răng bắt đầu xấu đi.
Tất nhiên, một số điều đă thay đổi kể từ thế kỷ thứ ba. Một trong những điều đáng chú ư nhất là chúng ta sống lâu hơn. Tuổi thọ kéo dài là nhờ vào nhiều yếu tố, bao gồm khả năng tiếp cận thực phẩm và nước sạch cũng như sự cải thiện mạnh mẽ về chất lượng cuộc sống nói chung.
Hiểu biết về bản thân là sức mạnh
Việc nắm được kiến thức chu kỳ là cách làm tăng nhận thức về cách đàn ông và phụ nữ trải qua nhiều giai đoạn khác nhau của cuộc đời.
Đối với phụ nữ, kiến thức về các giai đoạn này có thể giúp họ định hướng các sự kiện quan trọng, chẳng hạn như khi nào nên có con hoặc cách vượt qua thời kỳ măn kinh. Các khía cạnh cảm xúc và tinh thần cũng cần được chăm sóc.
Đối với nam giới cũng vậy, những giai đoạn này đóng vai tṛ như một loại hướng dẫn, cho bạn biết điều ǵ sẽ xảy ra và giúp bạn vượt qua từng chu kỳ một cách suôn sẻ. Đôi khi, quá tŕnh chuyển đổi này không hề dễ dàng, v́ vậy việc có một cuốn sách hướng dẫn có thể giúp bạn giải quyết những lo lắng, căng thẳng và giải đáp các câu hỏi nảy sinh ở mỗi từng giai đoạn.
VietBF@ Sưu tập