"Việc kinh doanh này đă là của Nga", một doanh nhân Nga phấn khởi khi tiếp quản được những ngóc ngách lớn trong thị trường nội địa do các công ty nước ngoài bỏ lại.
Huyndai bán nhà máy cho Nga với giá 1,9 triệu VND
Theo The Moscow Tines (Nga), nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc Hyundai hôm 19/12 thông báo sẽ bán nhà máy ở St. Petersburg. Nhà máy này đă tạm ngừng hoạt động vào tháng 3/2022 trong bối cảnh các công ty nước ngoài rời khỏi Nga.
"Công ty Ô tô Hyundai (Hyundai) hôm nay đă tổ chức một cuộc họp Hội đồng quản trị, thông qua kế hoạch bán toàn bộ cổ phần của ḿnh tại Hyundai Motor Manufacturing Rus (HMMR LLC) cho Art-Finance LLC (Nga)", công ty cho biết trong một thông cáo báo chí.
"Hyundai hiện đang thực hiện các thỏa thuận cuối cùng với Art-Finance...", thông báo cho biết thêm.
Art-Finance, thuộc sở hữu của tập đoàn đại lư ô tô Avilon. Vào tháng 5/2023, tập đoàn này đă mua lại tài sản ở Nga của nhà sản xuất ô tô Đức Volkswagen, bao gồm cả nhà máy Kaluga hàng đầu gần Moscow.
Tờ Financial Express hồi tháng 4/2023 cho biết, Hyundai hiện là nhà sản xuất ô tô lớn thứ ba trên thế giới về số lượng, chỉ sau Volkswagen và Toyota.
Reuters (Anh) ngày 19/12 dẫn lời một quan chức của Hyundai cho biết, hăng sản xuất ô tô này đă bán với nhà máy tại Nga với giá danh nghĩa 7.000 rúp (78 USD - 1,9 triệu VND) và có kế hoạch hoàn tất thương vụ trước ngày 28/12/2023. Hăng tin Hàn Quốc Chosun Ilbo lại tiết lộ, giao dịch này là 10.000 rúp.
Theo hồ sơ pháp lư của công ty, Hyundai sẽ lỗ 287 tỷ won (219,19 triệu USD) khi bán nhà máy ở St. Petersburg.
Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu cho biết, năm ngoái, doanh số bán xe Hyundai tại Nga đă giảm từ 200.000 chiếc (mức trung b́nh hàng năm) xuống c̣n 45.000 chiếc. Vào tháng 8, Hyundai chỉ bán được 6 chiếc xe, mức thấp kỷ lục mọi thời đại.
Tuy nhiên, công ty cho biết họ có kế hoạch cung cấp các dịch vụ sau bán hàng và các hoạt động kinh doanh chăm sóc khách hàng khác để hỗ trợ các chủ xe Hyundai tại Nga.
Nhà máy Hyundai ở St. Petersburg. Ảnh: Pyotr Ivanov
Vận may bất ngờ cho người Nga
Xung đột ở Ukraine và sau đó là các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu, Mỹ đă gây ra một cuộc di cư hàng loạt của các công ty nước ngoài khỏi Nga.
The New York Times (NYT-Mỹ), Tổng thống Vladimir Putin đă có kế hoạch để hóa giải t́nh trạng này, ông đă biến sự rút lui của các công ty nước ngoài thành một vận may bất ngờ cho người Nga: Moscow đă buộc các công ty nước ngoài bán tài sản cho người mua Nga với mức chiết khấu 50% và tính phí rút lui ít nhất 10% giá trị thương vụ.
NYT ngày 17/12 đưa tin, các công ty nước ngoài đă lỗ hơn 103 tỷ USD khi bán tài sản cho Nga. Đồng thời, họ c̣n phải nộp 1,25 tỷ USD tiền thuế rời thị trường.
"Chắc chắn đây là những giao dịch tốt cho chúng tôi", Anton Pinsky, một doanh nhân tiếp quản Starbucks, nói với NYT.
Báo Mỹ nhận định, Tổng thống Putin đă giám sát một trong những vụ chuyển giao tài sản lớn nhất ở Nga kể từ khi Liên Xô tan ră. Một loạt các ngành công nghiệp – thang máy, lốp xe, sơn công nghiệp và nhiều ngành khác – hiện đang nằm trong tay các công ty Nga và ngày càng chiếm ưu thế.
"Những người ra đi đang đánh mất vị trí của ḿnh", Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói. "Và tất nhiên, tài sản của họ đang được mua với giá chiết khấu cao và được các công ty của chúng tôi tiếp quản...".
Từ trái sang: Doanh nhân Armen Sarkisyan; Thống đốc St. Petersburg Alexander Beglov và Bộ trưởng thương mại Nga Denis Manturov thăm một nhà máy thang máy vào năm 2022. Ảnh: TASS
"Việc kinh doanh này đă là của Nga"
Bầu không khí vui vẻ tràn ngập vào tháng 7 khi Bộ trưởng Công thương Nga Denis Manturov đến thăm một nhà máy sản xuất thang máy ở St. Petersburg.
Nhà máy này trước đó thuộc sở hữu của công ty thang máy lớn nhất thế giới, Otis Worldwide có trụ sở tại Connecticut (Mỹ). Bây giờ nó thuộc sở hữu của doanh nhân Nga Armen Sarkisyan.
"Việc kinh doanh này đă là của Nga", ông nói, hiện nhu cầu thang máy tăng cao ở các ṭa nhà cao tầng ở Nga.
Ông Sarkisyan sau đó cũng đă thâu tóm lại gă khổng lồ thang máy Phần Lan Kone khi công ty nước ngoài cố gắng bán tài sản ở Nga.
Doanh nhân này cũng chuyển hướng sang kinh doanh lốp xe và đă thu mua lại loạt công ty sản xuất lốp xe nước ngoài như Continental (Đức) hay Bridgestone (Nhật Bản).
Theo NYT, ông Sarkisyan và những doanh nhân Nga khác, gần như chỉ sau một đêm, đă tiếp quản được những ngóc ngách lớn trong thị trường ở Nga.
VietBF@sưu tập