Cho rằng mức phạt quá nặng, người đàn ông Trung Quốc kiện đơn vị này ra ṭa rồi nhận về cái kết đắng.
Anh Trương ở tỉnh lỵ Hà Nam, Trung Quốc có một quầy tạp hóa ở chợ chuyên bán nhu yếu phẩm hàng ngày. Trong thời buổi cạnh tranh gay gắt, việc buôn bán của anh Trương ngày càng trở nên khó khăn hơn. Để cứu lấy cửa hàng nhỏ của ḿnh, người đàn ông này đă tiến hành nghiên cứu thị trường để t́m ra giải pháp kích cầu.
Sau khi quan sát các cửa hàng khác, anh Trương nhận thấy họ thường có những ưu đăi đặc biệt để thu hút khách hàng nên cũng quyết định học hỏi. Không những thế, anh c̣n bắt đầu bán thêm những mặt hàng khác như các loại rau củ để đa dạng hàng hóa. Mỗi sáng sớm, vợ chồng anh đều đến chợ đầu mối để chọn những loại rau tươi về bán. Anh đưa ra các mức giá khuyến măi nên rất được khách hàng ưa chuộng. Nhờ vậy, việc kinh doanh cũng dần khởi sắc và lượng khách hàng cũng tăng lên.
Một buổi sáng, anh Trương đang bán rau như thường lệ th́ bất ngờ người quản lư chợ và cán bộ thuộc Cục quản lư thị trường Hà Nam Trung Quốc đến cửa hàng kiểm tra. Trước khi rời đi, họ c̣n lấy đi một số loại rau mà anh Trương đang bán để lấy mẫu kiểm tra chất lượng thực phẩm.
Nửa tháng sau, cán bộ thuộc Cục quản lư thị trường quay lại cửa hàng và thông báo cho anh Trương biết rằng, loại giá đỗ mà anh thường bán có chứa hóa chất có hại cho sức khỏe và phạt cảnh cáo 110.000 NDT (hơn 373 triệu đồng) cho hành vi vi phạm luật an toàn thực phẩm của Trung Quốc.
Nghe được tin này, anh Trương vô cùng hoang mang, vội vàng bào chữa: "Hôm đó, tôi mua 6 kg giá đỗ này từ chợ nông sản và về bán lại với giá rẻ. Lời lăi chẳng được bao nhiêu, giờ các anh phạt tôi nặng thế, tôi không biết lấy tiền đâu để nộp phạt. Hơn nữa tôi chỉ nhập hàng từ chợ đầu mối như tất cả các tiểu thương khác nên việc giá đỗ không đảm bảo an toàn cho sức khỏe là ngoài mong muốn.”
Trước những lời giải thích của anh Trương, cán bộ Trung Quốc cũng tỏ vẻ thông cảm. Tuy nhiên, đây là hành vi sai phạm đặc biệt nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến tính mạng con người nên không thể xử phạt nhẹ tay.
Trong trường hợp của ḿnh, anh Trương cho rằng số tiền phạt 110.000 NDT là quá nặng nên đă kiện Cục quản lư thị trường Hà Nam Trung Quốc ra ṭa với mong muốn có thể giảm nhẹ mức phạt ban đầu. Tuy nhiên sau khi xem xét các t́nh tiết trong vụ việc, ṭa án đồng t́nh với h́nh phạt mà Cục quản lư thị trường tỉnh Hà Nam Trung Quốc đưa ra cho anh Trương. Sau 2 lần kháng cáo bất thành, anh Trương thua kiện và phải nộp phạt theo đúng quy định của pháp luật.
Cụ thể, theo Điều 34 của "Luật An toàn thực phẩm Trung Quốc", việc sản xuất, vận hành thực phẩm có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật quá mức đều bị nghiêm cấm. Giá đỗ trong cửa hàng của anh Trương bị phát hiện có quá nhiều chất hóa học, đe dọa đến sức khỏe của khách hàng. Do đó, việc buôn bán thực phẩm này trên thị trường là vi phạm luật an toàn thực phẩm.
Căn cứ theo "Tiêu chuẩn xử phạt hành chính và giám sát thị trường tỉnh Hà Nam Trung Quốc", khi xử lư vi phạm an toàn thực phẩm, nếu giá trị thực phẩm dưới 10.000 NDT th́ mức phạt có thể từ 100.000 NDT đến 150.000 NDT. Số giá đỗ của anh Trương được bán với giá “siêu khuyến măi”, tổng cộng trị giá 6 NDT (hơn 20.000 đồng) cho 6kg, thấp hơn so với con số 10.000 NDT. V́ vậy, ṭa án cho rằng số tiền 110.000 NDT mà Cục quản lư thị trường tỉnh Hà Nam Trung Quốc phạt anh Trương là không sai.
Suy cho cùng, đối với những người kinh doanh nhỏ lẻ như anh Trương, mức phạt này có thể là nghiêm trọng. Tuy nhiên, vấn đề an toàn thực phẩm là vấn đề nhức nhối hiện nay, đ̣i hỏi phải thực thi chặt chẽ và xử phạt nghiêm khắc để tránh xảy ra những trường hợp tương tự, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người tiêu dùng. Đây cũng là bài học cho những người làm ăn buôn bán, chỉ khi họ đặt cái “tâm” lên hàng đầu th́ mới có thể kinh doanh một cách bền vững.
VietBF@ Sưu tập