Daihatsu Motor của Toyota Motor sẽ bồi thường cho 423 nhà cung cấp trong nước mà hăng có quan hệ kinh doanh trực tiếp do các nhà máy của hăng ở Nhật Bản vẫn không hoạt động do vụ bê bối an toàn. Ngưới phát ngôn của hăng xe cho biết ít nhất hăng này đă tạm dừng sản xuất tại Nhật Bản cho đến cuối tháng sau. Cụ thể:
''Phía công ty sẽ xem xét bồi thường cho các nhà cung cấp dựa trên khối lượng kinh doanh trong quá khứ và đang nỗ lực đánh giá tác động của việc ngừng hoạt động đối với mạng lưới nhà cung cấp rộng lớn của ḿnh.
Daihatsu nói họ đă tạm dừng vận chuyển tất cả các loại xe của ḿnh sau khi một cuộc điều tra an toàn phát hiện ra các vấn đề liên quan đến 64 mẫu xe, trong đó có gần 20 mẫu xe được bán dưới thương hiệu Toyota.
Công ty sẽ làm việc với các nhà cung cấp chính của ḿnh để giải quyết hậu quả từ vụ bê bối và cũng có thể giúp các nhà thầu phụ nhỏ hơn không nhận được tiền bồi thường tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ từ Bộ Công nghiệp Nhật Bản''.
Hoạt động ở nước ngoài của Daihatsu tập trung chủ yếu vào Đông Nam Á. Người phát ngôn cho biết họ đă nối lại việc sản xuất ô tô thương hiệu Perodua tại hai nhà máy liên doanh mà họ vận hành với nhà sản xuất ô tô Perodua của Malaysia sau khi được cấp phép theo quy định.
Công ty, thuộc sở hữu hoàn toàn của Toyota, cho biết vào tuần trước họ đă nối lại các chuyến hàng từ công ty con ở Indonesia, PT Astra Daihatsu Motor.
Một ủy ban độc lập trước đó đă điều tra Daihatsu sau khi họ cho biết vào tháng 4 rằng đă gian lận trong các cuộc kiểm tra an toàn va chạm bên hông được thực hiện đối với 88.000 ô tô nhỏ, hầu hết được bán dưới thương hiệu Toyota.
Ngoài những sai phạm được phát hiện hồi tháng 4 và 5 liên quan đến các thử nghiệm va chạm bên hông ô tô và các bộ phận cửa xe, kết quả điều tra c̣n phát hiện nhiều vấn đề bất thường mới ở 174 điểm trong 25 hạng mục thử nghiệm. Hồi tuần trước, Daihatsu cho biết tổng số mẫu xe có liên quan đến bê bối là 64, trong đó có 22 mẫu được bán mang thương hiệu Toyota và một số mẫu mang thương hiệu Mazda, Subaru. Hôm 21/12, Bộ Giao thông Nhật Bản cho biết đă bắt đầu tiến hành điều tra vụ việc.
Những tiết lộ mới nhất cho thấy quy mô của vụ bê bối hiện đă lớn hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây và có thể làm hoen ố danh tiếng của các nhà sản xuất ô tô Toyota về chất lượng và an toàn.
Toyota cho biết trong một tuyên bố rằng “cải cách cơ bản” là cần thiết để hồi sinh Daihatsu với tư cách là một công ty bên cạnh việc xem xét các hoạt động chứng nhận.
“Đây sẽ là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng không thể hoàn thành trong một sớm một chiều. Nó không chỉ yêu cầu xem xét lại hoạt động quản lư và kinh doanh mà c̣n phải xem xét lại tổ chức và cơ cấu”, đại diện Toyota nhấn mạnh.
Daihatsu là một trong những doanh nghiệp ô tô lâu đời nhất Nhật Bản, và trở thành một chi nhánh của Toyota vào năm 1998. Nổi danh với các mẫu ô tô nhỏ và xe đa dụng, Daihatsu là nhà sản xuất có doanh số xe tải nhẹ bán chạy nhất Nhật Bản trong giai đoạn 2006-2016. Trong thời kỳ hoạt động thông thường, Daihatsu sản xuất được khoảng 4.000 xe mỗi ngày.
Theo dữ liệu của Toyota, Daihatsu đă sản xuất 1,1 triệu xe trong 10 tháng đầu năm, gần 40% trong số đó là ở nước ngoài. Công ty đă bán được khoảng 660.000 xe trên toàn thế giới trong thời gian đó và chiếm 7% doanh số bán hàng của Toyota.
Vụ bê bối kiểm tra an toàn của Daihatsu đă đặt ra nhiều câu hỏi nghiêm trọng về trách nhiệm của ban lănh đạo công ty, vốn bị chỉ trích v́ đă cho phép làm sai lệch kết quả kiểm tra trên diện rộng. Những tiết lộ này cũng đặt ra nghi vấn về ban quản lư tập đoàn của Toyota Motor Corp., công ty mẹ của Daihatsu.
Phó chủ tịch điều hành Toyota Hiroki Nakajima thừa nhận tại cuộc họp báo chung với Daihatsu: “Chúng tôi không biết rằng chúng tôi có thể đă tăng đáng kể gánh nặng lên các nhóm phát triển và chứng nhận của (Daihatsu). Tại Toyota, chúng tôi rất tiếc về thất bại này”.
Theo nhận định của giới quan sát, hành vi sai trái này liên quan đến chiến lược quản lư của Toyota và gă khổng lồ ô tô phải chịu trách nhiệm nặng nề về việc không tuân thủ quy định của công ty con.
Tuy nhiên, hai giám đốc điều hành hàng đầu của Toyota là Chủ tịch Koji Sato và Chủ tịch Akio Toyoda đều không xuất hiện trước giới truyền thông. Sau khi Daihatsu tiết lộ hành vi sai trái, ban lănh đạo Toyota cam kết sẽ nỗ lực hết sức để giải quyết tận gốc nguyên nhân và lấy lại niềm tin với tư cách là một tập đoàn.