Theo như có loại tâm lý vô số hành vi khiếm nhã và khó hiểu xuất hiện liên miên không dứt như đại tiểu tiện bừa bãi, ăn ngấu nghiến như chết đói trong khi dùng bữa đã khiến người Trung Quốc gây ra nhiều hành vi này làm cho người nước ngoài phản cảm và hắt hủi?.
Người Trung Quốc gặp khó khăn khi hòa nhập với văn hóa chính thường của người dân thế giới. (Ảnh: Flickr)
Trong thời đại thông tin đại chúng ngày nay, không khó để bắt gặp những hành vi không đẹp của người Hoa ở nước ngoài, ví dụ như đại tiểu tiện bừa bãi, ăn ngấu nghiến như chết đói trong khi dùng bữa... Vô số hành vi khiếm nhã và khó hiểu xuất hiện liên miên không dứt.
Tất nhiên, một số người đã đưa ra nhiều cách giải thích về hiện tượng này, nhưng ngoài những khác biệt về phong tục tập quán thì điều quan trọng nhất chính là tâm lý. Loại tâm lý nào đã khiến người Trung Quốc gây ra nhiều hành vi khiến người nước ngoài phản cảm và hắt hủi?
Trong sự cố chìm tàu Titanic nổi tiếng ở Mỹ, tỷ phú Isidor Straus, người đồng sáng lập chuỗi cửa hàng bách hóa Macy, vào thời điểm đó đã từ chối lên thuyền cứu hộ để nhường chỗ cho phụ nữ và trẻ em. Vợ ông cũng đã quyết định nhường lại vị trí của mình cho cô hầu gái trẻ mới thuê, và ở lại trên con tàu để đối mặt với cái chết cùng chồng.
Cách hành xử này đã thể hiện tâm hồn cao thượng của cặp vợ chồng. So với một người giúp việc, mạng sống của một triệu phú không hề đáng quý hơn. Quan niệm cho rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng đã được phản ánh vô cùng rõ ràng trong sự lựa chọn của họ. Một tình yêu lớn lao dành cho người khác và cho thế giới.
Sự khác biệt về giá trị không chỉ dẫn đến sự lựa chọn hành vi của cá nhân mà còn ảnh hưởng lớn hơn đến xu hướng phát triển của toàn xã hội. Khi các giá trị của con người trong một quốc gia hoặc xã hội không tương thích với thế giới bên ngoài, họ dần bị gạt ra ngoài lề và cuối cùng bị đào thải.
Một số người có thể nghĩ rằng phương Đông và phương Tây là hai hệ thống văn hóa hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, sau Cách mạng Văn hóa, nhiều nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Trung Quốc đã bị hủy hoại. Nhìn chung, xã hội Trung Quốc ngày nay đánh giá sự thành công của một người dựa trên những "chỉ số" như kiếm được nhiều tiền, trở thành quan chức cấp cao, cưới được con dâu xinh đẹp, con cháu đầy nhà hay học lực xuất sắc...
Kể cả trong các bữa tiệc hay ngoài xã hội, hầu hết mọi người đều thích khoe xe sang, biệt thự, tài sản riêng, thậm chí là cả những cô nhân tình trẻ đẹp. Nếu một người không có gì để khoe khoang, họ sẽ bị coi là một kẻ thất bại.
Ở nước ngoài, dù cho điều kiện kinh tế của bạn rất bình thường, miễn là bạn có một công việc và một gia đình hạnh phúc, thì bạn đã được xem là một người thành công. Kể cả nếu bạn không có những thứ này, bạn vẫn có thể sống theo cách bạn thích, và bạn vẫn nhận được sự tôn trọng từ mọi người. Nhưng trong xã hội Trung Quốc ngày nay, nếu như không có gì hơn người để khoe khoang, thì bạn sẽ bị khinh thường và cười chê.
Đối với người phương Tây, tiền tài không phải là thứ quan trọng nhất. Ngay cả nhiều người giàu có với gia tài khổng lồ, họ cũng thường không để tiền lại cho con cháu mà sẽ lựa chọn quyên góp cho xã hội. Họ không trở thành nô lệ của đồng tiền. Theo quan niệm của họ, sự giàu có đến từ xã hội, vậy nên họ muốn trả ơn xã hội bằng cách dùng số tiền mình kiếm được để giúp đỡ những nhóm người yếu thế.
Không có gì lạ khi một số Hoa kiều thở dài: Bất cứ khi nào họ gặp khó khăn ở nước ngoài, thì người nước ngoài sẽ giúp đỡ họ, chứ rất hiếm khi là người Trung Quốc.
Khi một người chỉ tập trung vào bản thân, luôn cố gắng lợi dụng mọi người mà bỏ qua ánh mắt của người khác, một cách tự nhiên, anh ta sẽ không có lòng đồng cảm và sự suy xét tới lợi ích của người khác. Từ đó, hành vi của anh ta sẽ ngày càng trở nên lệch lạc và ích kỷ. Điều này không hề khó hiểu.
Xem xét tình hình hiện tại, việc theo đuổi của cải vật chất trong xã hội Trung Quốc không có dấu hiệu dừng lại; nhưng sự phát triển về mặt tinh thần và sự thiết lập các giá trị đạo đức lại kém xa so với sự hưởng thụ vật chất bên ngoài.
Trong một xã hội luôn hướng thiện, mọi người sẽ tự nhiên đối xử tử tế với người khác một cách chân thành, và xã hội sẽ ngày càng tốt đẹp hơn. Ngược lại, khi mọi người trong xã hội lúc nào cũng chiến đấu và cạnh tranh với nhau, luôn dè chừng người khác, thì ngay cả khi họ giàu có, họ vẫn sẽ khuyết thiếu cảm giác an toàn mà họ đáng có, và tâm hồn họ sẽ tràn đầy sợ hãi và tuyệt vọng.
Khi chúng ta có thể thay đổi các giá trị của mình và đối xử với những người xung quanh bằng một thái độ cởi mở, rộng lượng, tử tế và thân thiện hơn, xã hội này nhất định sẽ phát triển theo chiều hướng tốt đẹp. Nếu không, người ta chỉ có thể tiếp tục chìm đắm trong một xã hội mà tiêu chuẩn đạo đức ngày càng trượt dốc, hủy hoại bản thân mình và hủy hoại cả các thế hệ tương lai.