Không quân Ukraine tuyên bố hệ thống pḥng không Patriot đă bắn hạ 15 tên lửa Kinzhal của Nga kể từ khi vũ khí này được sử dụng lần đầu vào tháng 5/2023.
Tên lửa siêu vượt âm Kinzhal của Nga trên tiêm kích MiG-31 (Ảnh: Defense Express).
"Patriot có thể bắn hạ các tên lửa như Kinzhal. Tên lửa Kh-47 M2 Kinzhal (được cho là) "bất khả chiến bại" đầu tiên đă bị bắn hạ vào ngày 4/5. V́ vậy, chúng tôi bắt đầu tính từ ngày đó", người phát ngôn Không quân Ukraine, ông Yurii Ihnat, tuyên bố hôm 31/12.
"Sau đó, 6 tên lửa bị bắn hạ, rồi lại thêm 6 tên lửa nữa và tính đến thời điểm hiện tại, chúng tôi đă bắn hạ 15 tên lửa Kinzhal bằng hệ thống Patriot, đây là một tin rất tốt cho chúng tôi", ông Ihnat nói thêm.
Tuy nhiên, ông Ihnat thừa nhận Ukraine có "rất ít" hệ thống Patriot.
"Một vài tổ hợp (Patriot) là không đủ", ông Ihnat nhấn mạnh.
Theo ông Ihnat, Nga đă triển khai hơn 7.500 tên lửa các loại để tấn công Ukraine trong chiến dịch quân sự.
Nga chưa b́nh luận về các thông tin do Ukraine cung cấp nhưng trước đó Moscow nhiều lần tuyên bố Kinzhal, tên lửa có tầm bắn hơn 1.000km và tốc độ Mach 9 (11.113km/h), là vũ khí "bất khả chiến bại" với bất cứ hệ thống pḥng không nào của đối phương vào lúc này.
Hồi tháng 5 năm ngoái, Ukraine từng tuyên bố đánh chặn thành công Kinzhal của Nga bằng hệ thống Patriot do Mỹ viện trợ. Tuy nhiên, phía Nga bác bỏ thông tin này, cho rằng về mặt kỹ thuật Patriot bắn rơi được Kinzhal là không thể xảy ra.
Theo một quan chức Nga, vận tốc của Kinzhal vượt quá chế độ đánh chặn tối đa của Patriot. Ông nói rằng, Kinzhal có khả năng tránh tên lửa giai đoạn bay cuối cùng và tấn công mục tiêu theo phương thẳng đứng khiến các hệ thống đất đối không hiện tại không thể bắn rơi.
Cũng vào thời điểm đó, Nga tuyên bố một tên lửa Kinzhal đă phá hủy tổ hợp pḥng không Patriot của quân đội Ukraine. Mỹ sau đó xác nhận Patriot đă bị hư hại sau cuộc tấn công của Nga, nhưng lá chắn đă được sửa chữa để đưa trở lại tác chiến.
Hệ thống tên lửa hành tŕnh siêu vượt âm Kh-47M2 Kinzhal (Dao găm) là một trong số các vũ khí siêu vượt âm được Nga triển khai từ cuối những năm 2010.
Sự nguy hiểm của tên lửa Kinzhal nằm ở sự chính xác, tầm bắn và tốc độ siêu vượt âm của nó. Kinzhal sở hữu hệ thống dẫn đường đặc biệt, giúp tên lửa này có thể thay đổi quỹ đạo để né pḥng không của đối phương ở mọi giai đoạn khi bay và khiến việc bắn hạ rất khó khăn.
Tên lửa có thể mang theo đầu đạn thông thường nặng 500kg, hoặc đầu đạn hạt nhân với đương lượng nổ 100-500kt.
Đây là một trong 6 vũ khí chiến lược được Tổng thống Nga Vladimir Putin công bố trong Thông điệp Liên bang vào năm 2018. Bộ Quốc pḥng Nga đă nhiều lần khẳng định tên lửa Kinzhal được coi là bất khả chiến bại với bất cứ hệ thống pḥng không nào của đối phương vào lúc này.
Hồi tháng 7 năm ngoái, Vladimir Artyakov, phó giám đốc điều hành Tập đoàn quốc pḥng Rostec của Nga, tuyên bố Nga đă bắt đầu sản xuất hàng loạt tên lửa siêu vượt âm Kinzhal với số lượng đủ để đáp ứng nhu cầu của quân đội.
Tên lửa Patriot của quân đội Mỹ (Ảnh: Quân đội Mỹ).
Vào tháng 4 năm ngoái, Ukraine đă nhận được hai hệ thống Patriot đầu tiên từ Mỹ và Đức. Vào tháng 10, Đức cam kết cung cấp một hệ thống Patriot khác để hỗ trợ Ukraine đối phó sự gia tăng các cuộc tấn công của Nga trong những tháng mùa đông.
Patriot là hệ thống tên lửa pḥng không tầm xa đa năng, tầm bắn từ 70-160km, có khả năng tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết.
Patriot có khả năng đánh chặn nhiều mục tiêu từ trên không, bao gồm máy bay chiến đấu, tên lửa đạn đạo và tên lửa hành tŕnh. Radar của Patriot là một trong những bộ phận quan trọng nhất, v́ có thể phát hiện và theo dơi hơn 100 mục tiêu và có tầm hoạt động hơn 100km.
VietBF@sưu tập