Sự gia tăng nhanh chóng trong sản xuất và xuất khẩu dầu khí của Mỹ giúp duy tŕ nguồn cung cho thế giới và giảm bớt tác động của cuộc xung đột Israel-Hamas, vốn làm tê liệt các tuyến đường vận chuyển năng lượng quan trọng.Khi phiến quân Houthi ở Yemen, được Iran hậu thuẫn, bắt đầu phóng tên lửa và máy bay không người lái vào các tàu thương mại đi qua Biển Đỏ gần bờ biển Yemen hồi tháng 10, nhiều chuyên gia cảnh báo, sự gián đoạn đối với tuyến đường hàng hải quan trọng trọng này sẽ đẩy giá năng lượng tăng cao. Nhưng thực tế, giá dầu và khí đốt trên thị trường quốc tế trong tháng vừa qua đă giảm lần lượt khoảng 5% và 23%. Điều đó được nh́n nhận là nhờ sản lượng dầu khí của Mỹ đạt mức cao kỷ lục.
Trong tháng 11, các nhà xuất khẩu của Mỹ đă bán ra nước ngoài lượng dầu cao kỷ lục, trung b́nh 4,5 triệu thùng/ngày, cao hơn sản lượng dầu trong cùng tháng của Iraq, thành viên lớn thứ hai của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Tương tự, theo Công ty dữ liệu hàng hóa Kpler, xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ ước tính đạt mức cao đạt kỷ lục trong tháng 12. Các nước châu Âu đă tăng cường mua LNG của Mỹ trong những tháng gần đây, nhờ vậy, họ ít phụ thuộc hơn vào các chuyến hàng LNG đi qua Kênh đào Suez, nằm phía trên Biển Đỏ.T́nh trạng gián đoạn ḍng chảy thương mại đi qua Biển Đỏ dự kiến làm tăng giá cả tiêu dùng đối với hàng hóa đi qua vùng biển này, khi hàng trăm tàu container buộc phải chuyển hướng để đi ṿng qua Mũi Hảo Vọng ở Nam Phi. Nhưng điều này diễn ra đúng lúc các nhà khai thác dầu khí đá phiến của Mỹ tăng tốc sản xuất, mà cho đến nay giúp chống lại tác động lạm phát trong lĩnh vực năng lượng.
Nhiều chuyên gia đă dự đoán sản lượng dầu của Mỹ sẽ chỉ tăng trưởng khiêm tốn vào năm 2023 do các công ty dầu đá phiến tuân theo lời kêu gọi của các cổ đông về việc chi tiêu thận trọng, cho phép họ trả bớt nợ, tăng chia cổ tức và mua lại cổ phiếu quỹ.
Các công ty khoan dầu đá phiến của Mỹ, đặc biệt là các công ty tư nhân (chưa niêm yết cổ phiếu), đă triển khai nhiều giàn khoan hơn vào cuối năm 2022 để ứng phó với giá hàng hóa năng lượng tăng cao sau cuộc xung đột Nga-Ukraine. Phần lớn sản lượng từ các giếng dầu mà họ mới khoan được tung ra thị trường trong những tháng gần đây.
Bên cạnh đó, các công ty dầu đá phiến đă niêm yết cổ phiếu như EOG Resources, Devon Energy và Diamondback Energy đẩy nhanh hoạt động sản xuất và bơm thêm dầu từ các giếng mà họ đă khoan.
Theo dữ liệu mới nhất của Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA), sản lượng dầu của Mỹ tăng lên khoảng 13,2 triệu thùng/ngày trong tháng 10, cao hơn 900.000 thùng/ngày so với cùng tháng năm 2022. Các công ty dầu khí ở Guyana và Brazil cũng nhanh chóng tăng sản lượng vào năm 2023, dù không tăng nhiều như dầu đá phiến của Mỹ. Tất cả những điều đó giúp nguồn cung dầu trên thế giới dồi dào hơn nhiều so với dự kiến, khiến giá dầu giảm.
Để ngăn chặn đà suy giảm của giá dầu, trong cuộc họp tháng 11, OPEC và các đồng minh thông báo tiến hành cắt giảm sản lượng hơn nữa để hỗ trợ giá dầu. Dù vậy, giá dầu thô của Mỹ giảm đến 21% trong quí 4 và giảm 6% trong tháng 12.
Một trong những nước được hưởng lợi khi giá dầu giảm là Mỹ, nơi Bộ Năng lượng gần đây tăng cường mua dầu thô để thay thế cho những thùng dầu trong kho dự trữ chiến lược đă xuất bán vào năm 2022. Chính phủ Mỹ bán dầu với giá cao trong năm đó và hiện cạnh tranh để mua dầu bổ sung kho dự trữ với giá rẻ hơn.
Các tàu chở dầu gần đây chở nhiều dầu thô của Mỹ hơn đến Hà Lan, Anh, Ư, Tây Ban Nha, Pháp, Đức và các nước khác do dầu thô của Nga chuyển hướng châu Á sau các lệnh trừng phạt của phương Tây. Dữ liệu của Kpler cho thấy, các chuyến hàng dầu thô của Mỹ đến châu Âu hiện nay cao 34% so với cùng kỳ năm 2022 và tăng đến 82% so với trước cuộc xung đột Nga-Ukraine.
Các nhà phân tích nhận định, về lâu dài, t́nh h́nh gián đoạn hàng hải ở Biển Đỏ có thể mang lại nhiều hoạt động kinh doanh hơn cho các nhà xuất khẩu LNG của Mỹ. Do căng thẳng ở Biển Đỏ, tỷ lệ tàu chở dầu LNG đi qua Kênh đào Suez ở Ai Cập giảm xuống mức thấp nhất trong ít nhất một thập niên. Kpler dự báo, xuất khẩu LNG của Mỹ sẽ tăng lên mức kỷ lục, hơn 8 triệu tấn trong tháng 12, vượt qua mức cao kỷ lục trước đó là 7,7 triệu tấn trong tháng 10.
Sản lượng dầu thô của Mỹ sẽ tiếp tục tăng
Các chuyên gia cho rằng, sản lượng dầu khí đá phiến đang tăng trưởng nhanh của Mỹ có thể giúp ổn định thị trường năng lượng trong thời kỳ khủng hoảng. Nhưng các nhà phân tích cảnh báo, sức ảnh hưởng của dầu đá phiến sẽ giảm nếu Iran bị lôi kéo vào cuộc xung đột Israel-Hamas.
“Khi xảy ra t́nh trạng sự gián đoạn nhỏ trong ḍng chảy của dầu thô, sản lượng đang tăng lên của Mỹ sẽ giúp hạn chế tác động. Nhưng Iran là một vấn đề mà dầu đá phiến của Mỹ không thể giải quyết, nếu nước này t́m cách phỏng tỏa eo biển Hormuz, nơi có 18 triệu thùng dầu đi qua mỗi ngày”. Robert McNally, Chủ tịch hăng tư vấn Rapidan Energy, nói.
Ngoài ra, với giá dầu thấp hơn so với cuối năm 2022, nhiều công ty dầu đá phiến lớn ở Mỹ đang lên kế hoạch chi tiêu đầu tư khiêm tốn trong năm 2024. Chi tiêu của các nhà sản xuất dầu khí của Mỹ dự kiến tăng khoảng 2%, lên tổng cộng 115 tỉ đô la vào năm 2024. Con số này thấp hơn nhiều so với mức trung b́nh hàng năm 150 tỉ đô la của họ từ năm 2010 đến năm 2015. Rapidan Energy dự báo, sản lượng dầu thô của Mỹ dự tăng khoảng 300.000 thùng/ngày trong năm mới.
James West, nhà phân tích của ngân hàng đầu tư Evercore ISI, cho biết, các công ty dầu đá phiến của Mỹ đang cải thiện về tính hiệu quả, chẳng hạn như thời gian cần thiết để khoan một giếng dầu. Nhưng sự gia tăng sản lượng dầu thô gần đây của Mỹ chủ yếu nhờ số lượng giàn khoan lớn tăng lên vào cuối năm 2022 và đầu năm 2023.
Tỉ phú John Arnold, nhà kinh doanh khí đốt tự nhiên kỳ cựu của Mỹ, cho biết, dù ngành công nghiệp dầu đá phiến của Mỹ đă qua giai đoạn siêu tăng trưởng, nhưng sau các cuộc xung đột trên toàn cầu, mọi người nhận ra rằng nhu cầu về dầu và khí đốt sẽ vẫn mạnh mẽ trong nhiều năm tới. “Tôi nghĩ các nhà đầu tư ngày càng tin tưởng rằng ngành dầu khí sẽ không sớm thoái trào”, Arnold nói.
|
|