Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) cho biết cuộc xung đột do Nga khởi xướng chỉ nên kết thúc khi Ukraine đủ mạnh để đánh bại bất kỳ hành động tấn công nào trong tương lai từ Moscow.
Theo trang tin Newsweek, trong một phân tích được công bố vào đêm 31/12/2023, ISW - tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại Washington, Mỹ - đă đưa ra những đề xuất về việc chấm dứt cuộc xung đột Nga - Ukraine, vốn đă khiến hàng trăm ngh́n người thiệt mạng và hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa.
ISW cũng đưa ra các bản đồ so sánh t́nh h́nh mới nhất trên thực địa với lănh thổ của Ukraine trước khi xung đột tại Ukraine bùng phát vào tháng 2/2022.
Một trinh sát của quân đội Ukraine tại Avdiivka, Ukraine, vào ngày 23/12/2023. Ảnh: Getty
Ép Ukraine nhường đất cho Nga sẽ gây ra hậu quả
Theo Newsweek, Mỹ là quốc gia viện trợ quân sự nhiều nhất cho Ukraine, nhưng gói hỗ trợ tiếp theo từ Washington đă bị cản trở bởi các nhà lập pháp của Đảng Cộng ḥa.
Hạ viện Mỹ do Đảng Cộng ḥa kiểm soát đă không chấp thuận yêu cầu tài trợ 106 tỷ USD của Tổng thống Joe Biden, trong đó bao gồm 61 tỷ USD viện trợ bổ sung cho Ukraine, cũng như các nguồn tài chính cho Israel và công tác an ninh biên giới của Mỹ.
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng ḥa J.D. Vance nói trong chương tŕnh cuối năm của CNN rằng, chấp nhận việc Ukraine sẽ nhường một phần lănh thổ cho Nga là v́ lợi ích tốt nhất của Mỹ v́ lực lượng của Kyiv khó có thể buộc quân đội Nga lùi về phía sau biên giới như trước khi họ phát động chiến dịch quân sự đặc biệt vào tháng 2/2022.
Tuy nhiên, ISW cho rằng, kết quả duy nhất mà Mỹ và các đồng minh nên chấp nhận là một Ukraine có thể "ngăn chặn và đánh bại" bất kỳ hành động tấn công nào trong tương lai của Moscow trong khi vẫn duy tŕ "một nền kinh tế đủ mạnh để phát triển thịnh vượng mà không cần lượng lớn viện trợ từ nước ngoài".
Theo ISW, các cuộc thảo luận về việc ép Ukraine nhường đất mà người Nga hiện đang chiếm giữ để ngừng bắn hoặc đ́nh chiến đă thu hút được sự chú ư gần đây, dựa trên những tin đồn về việc Điện Kremlin quan tâm đến các cuộc đàm phán dưới một h́nh thức nào đó.
Các cuộc thảo luận này cho đến nay chủ yếu tập trung vào sự không khoan nhượng của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky - người được cho là bị ép buộc phải chấp nhận việc nhượng lại một phần lănh thổ của Ukraine.
Nhưng theo ISW, lập luận về Tổng thống Ukraine đó bỏ qua "những hậu quả về quân sự, kinh tế và tài chính mà những hy sinh lănh thổ này sẽ gây ra đối với an ninh lâu dài và khả năng phát triển kinh tế của Ukraine".
Theo ISW, lập luận đó cũng bỏ qua "gánh nặng tài chính có thể xuất hiện trong tương lai đối với những người ủng hộ một Ukraine độc lập". Hơn nữa, có những lư do quân sự và kinh tế để Ukraine cố gắng giải phóng toàn bộ lănh thổ mà Nga hiện đang chiếm giữ.
ISW cho biết: "Các đường ranh giới hiện tại [giữa Nga và Ukraine] không thể là cơ sở cho bất kỳ giải pháp nào được Ukraine hoặc phương Tây chấp nhận."
'Đóng băng' cục diện trên chiến trường như hiện tại 'mang lại lợi ích to lớn cho Nga'
Các bản đồ mới nhất của ISW tiết lộ rằng, biên giới của Ukraine và đường liên lạc giữa Ukraine và Nga trước khi cuộc xung đột bùng nổ vào năm 2022 là khoảng 3.120 km và bao gồm các khu vực rộng lớn có thể pḥng thủ, đặc biệt là ở phía đông bắc.
Một bản đồ khác, đề ngày 31/12/2023, cho thấy việc Nga chiếm được lănh thổ sẽ trở thành bàn đạp cho một cuộc tấn công trong tương lai và Ukraine phải giải phóng các khu vực Kherson và Zaporizhzhia để tránh điều này.
ISW cho biết, Nga sẽ không từ bỏ các mục tiêu theo chủ nghĩa tối đa của ḿnh trong hiện tại hoặc trong tương lai và "những đường ranh giới thuận lợi nhất để Ukraine có thể đảm bảo về quân sự và kinh tế là các đường ranh giới năm 1991 được quốc tế công nhận".
Theo ISW, điều này có nghĩa là việc "đóng băng" cục diện trên chiến trường như hiện tại "mang lại lợi ích to lớn cho Nga và làm tăng rủi ro cũng như chi phí cho Ukraine và phương Tây trong việc ngăn chặn, chứ chưa nói đến việc đánh bại, một nỗ lực bằng vũ lực trong tương lai của Nga nhằm thực hiện các mục tiêu của Tổng thống Putin".
VietBF@sưu tập