Nhiệm vụ cứu hộ nạn nhân động đất của phi cơ Cảnh sát biển Nhật biến thành thảm kịch khi nó va chạm với máy bay chở khách, khiến 5 người thiệt mạng.
Thiếu tá Genki Miyamoto, 39 tuổi, ngày 2/1 nhận lệnh từ sở chỉ huy, điều khiển máy bay tuần thám, cứu hộ Bombardier DHC-8-315 của lực lượng Cảnh sát biển Nhật Bản (JCG) chở hàng cứu trợ từ sân bay Haneda tới tỉnh Niigata để hỗ trợ các nạn nhân thảm họa động đất một ngày trước.
Cùng thực hiện nhiệm vụ lần này với thiếu tá Miyamoto c̣n có phi công phụ, chuyên viên điện đài, chuyên viên vận hành radar tuần thám, cơ giới trên không và kỹ thuật viên bảo dưỡng máy bay. Miyamoto được đánh giá là phi công dày dạn kinh nghiệm, với 3.641 giờ bay tích lũy, trong đó 1.149 giờ ở vị trí cơ trưởng. Anh bắt đầu điều khiển ḍng DHC-8-315 từ đầu năm 2017 và được biên chế cho căn cứ Haneda của JCG từ tháng 4/2019.
Bombardier DHC-8-315 là ḍng máy bay tầm trung hai cánh quạt, được trang bị hệ thống cảm biến hồng ngoại và radar quét mặt biển, đồng thời có khả năng chở hàng khi không làm nhiệm vụ tuần thám. Máy bay có thiết kế đặc biệt, với phần cánh được bố trí ở phía trên thân, giúp những người bên trong có thể dễ dàng quan sát mặt biển bên dưới qua cửa sổ.
Tuy nhiên, thiết kế này được các chuyên gia coi là một trong những nguyên nhân có thể gây ra thảm kịch với chiếc DHC-8-315 trong vụ va chạm với máy bay chở khách Airbus A350-900 của Japan Airlines trên đường băng sân bay quốc tế Haneda, Tokyo ngày 2/1.
Khoảng 17h43 hôm đó, thiếu tá Miyamoto điều khiển phi cơ từ băi đỗ chạy theo đường lăn để tiếp cận đường băng 34R ở sân bay Haneda. Anh liên lạc với sở chỉ huy Cảnh sát biển, thông báo đă được kiểm soát viên không lưu sân bay Haneda "cấp phép tiến vào đường băng để cất cánh".
Cùng lúc đó, máy bay A350 chở 379 người tiếp cận đường băng 34R sau khi nhận lệnh từ kiểm soát viên không lưu, theo dữ liệu ghi âm điện đàm trên trang LiveATC. Từ trên buồng lái máy bay A350, phi công nhiều khả năng không thể nh́n thấy chiếc Bombardier DHC-8-315 nhỏ hơn nhiều đang chạy ra đường băng, do lúc đó trời đă tối và thiết kế của chiếc máy bay tuần thám khiến đèn nội thất trên khoang của nó bị phần cánh che khuất khi nh́n từ trên cao.
Ngay khi chiếc A350 hạ cánh, hành khách nghe thấy tiếng nổ lớn, tiếp theo là đám lửa khổng lồ bùng lên và khói nhanh chóng tràn vào khoang. Chiếc máy bay khổng lồ trượt trên đường băng, ngọn lửa từ bên trái dần lan rộng. Điều kỳ diệu là toàn bộ hành khách và thành viên phi hành đoàn đă sơ tán an toàn khỏi phi cơ trong khoảng 5 phút, trước khi nó bị lửa nhấn ch́m.
Khoảnh khắc máy bay A350 bị lửa nhấn ch́m. Video: Reuters
Ở đầu đường băng, máy bay tuần thám không được may mắn như vậy. Phi cơ cũng bị biến dạng và bắt lửa sau cú va chạm rồi cháy rụi. Thiếu tá Miyamoto kịp thời thoát ra ngoài trong t́nh trạng bị thương nặng, nhưng 5 đồng đội của anh đă thiệt mạng.
Theo Sally Gethin, chuyên gia hàng không tại Anh, việc máy bay tuần thám không được trang bị bộ phát đáp ADS-B hiện đại có thể là một lư do nữa khiến va chạm xảy ra.
ADS-B giúp tăng khả năng nhận diện và xác định vị trí giữa các máy bay, trong đó có những thông tin quan trọng để tránh va chạm như vị trí trên hệ thống định vị toàn cầu (GPS), độ cao và vận tốc. Thông tin từ ADS-B được truyền về vệ tinh GPS và chuyển tiếp theo thời gian thực đến các điểm kiểm soát không lưu cùng máy bay khác. Hệ thống này được đánh giá có độ chính xác cao hơn hệ thống radar thông thường, theo Cơ quan Hàng không Liên bang (FAA) của Mỹ.
"Bộ phát đáp tín hiệu trên máy bay giúp tháp kiểm soát không lưu lẫn những máy bay trong khu vực nắm rơ t́nh h́nh", Gethin nói.
H́nh ảnh hiện trường cho thấy phần bụng của chiếc Airbus A350-900 dường như đă quệt vào mũi máy bay tuần thám, khiến ống dẫn nhiên liệu của phi cơ bị đứt. Nhiên liệu ṛ rỉ lập tức bốc cháy, tạo ra quả cầu lửa khổng lồ.
Chuyên gia hàng không người Anh Tim Atkinson cho hay máy bay Bombardier nhỏ hơn khá nhiều so với A350, nhưng nó vẫn có trọng lượng khoảng 20 tấn và mang theo khá nhiều nhiên liệu khi chuẩn bị cất cánh.
Giới chức Nhật Bản ngày 3/1 thông báo đă t́m thấy hai hộp đen trên máy bay Cảnh sát biển Nhật Bản và sẽ truy xuất dữ liệu để t́m hiểu xem điều ǵ đă xảy ra với máy bay trước khi gặp nạn. Cảnh sát Tokyo cũng mở cuộc điều tra song song về nghi vấn thiếu trách nhiệm gây thương vong và đă lập đơn vị đặc biệt để phỏng vấn những người liên quan.
Giới chức an toàn hàng không Nhật Bản cùng JCG cho biết họ sẽ cần nhiều thời gian để t́m hiểu nguyên nhân thảm kịch như các yếu tố kỹ thuật, con người và điều kiện khách quan. Tuy nhiên, giả thuyết có sai sót trong khâu liên lạc giữa phi công và tháp kiểm soát không lưu đang được chú ư hơn cả.
Đài truyền h́nh Nhật Bản NHK dẫn lời quan chức Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch nói rằng vụ tai nạn có thể xảy ra do "cơ trưởng máy bay Cảnh sát biển hiểu nhầm chỉ dẫn từ kiểm soát viên không lưu".
"Câu hỏi đầu tiên cần được làm rơ là liệu chiếc máy bay tuần thám đă tiến vào đường băng hay chưa và v́ sao điều này diễn ra", Paul Hayes, giám đốc an toàn hàng không tại hăng tư vấn Ascend ở Anh, nhận định.
Chuyên gia Gethin cũng cho rằng cuộc điều tra cần làm rơ điều ǵ đă xảy ra trong khâu liên lạc giữa các bên. "Chưa rơ lư do là ǵ, nhưng dường như chiếc máy bay nhỏ hơn đă có mặt ở sai vị trí và sai thời điểm", Gethin nói.
John Cox, cựu điều tra viên tai nạn hàng không tại Mỹ, cho rằng cuộc điều tra tại Nhật Bản cần ưu tiên tập trung vào chỉ thị của tháp kiểm soát không lưu, sau đó đánh giá nguyên nhân phi công Japan Airlines không nh́n thấy chiếc máy bay tuần thám khi chuẩn bị hạ cánh.
Theo tổ chức tư vấn Quỹ An toàn Bay (FSF) tại Mỹ, sai sót trong liên lạc và điều phối máy bay thường là nguyên nhân dẫn đến các vụ va chạm hoặc suưt va chạm trên đường băng. FSF khuyến cáo các hăng hàng không cần phát triển và trang bị công nghệ định vị tốt hơn cho máy bay để nhân viên không lưu và phi công phát hiện rủi ro va chạm sớm hơn.
Xác máy bay cứu hộ DHC-8 thuộc Cảnh sát biển Nhật Bản trên đường băng sân bay Haneda ngày 3/1, sau vụ va chạm khiến 5 người thiệt mạng. Ảnh: AFP
Xác máy bay Cảnh sát biển Nhật Bản trên đường băng sân bay Haneda ngày 3/1, sau vụ va chạm khiến 5 người thiệt mạng. Ảnh: AFP
"Rủi ro va chạm trên đường băng là nỗi lo toàn cầu. Chúng ta đă thấy hệ quả của những sự cố này nghiêm trọng đến mức nào", CEO Hassan Shahidi của FSF nhận định.
Sau khi thoát ra khỏi chiếc máy bay biến dạng sắp bốc cháy, thiếu tá Miyamoto lập tức điện đàm với sở chỉ huy, thông báo "máy bay phát nổ trên đường băng". "Tôi đă thoát hiểm. Không rơ t́nh trạng của những đồng đội trên máy bay", anh nói.
Thi thể 5 đồng đội của Miyamoto được t́m thấy khi lực lượng cứu hỏa dập tắt đám cháy trên phi cơ. "Điều đau ḷng nhất là họ đă hy sinh khi thực hiện nhiệm vụ cứu hộ nạn nhân động đất", Roger Whitefield, cựu phi công Anh, nói.
Kim Văn Chính: Bài học từ vụ giải thoát 379 người khi cháy máy bay tại sân bay Haneda
1. Vụ máy bay Nhật hạ cánh va vào nhau gây cháy cả hai máy bay hôm qua là vụ tai nạn rất hi hữu ở Nhật Bản. Hồ sơ vụ tai nạn sau này sẽ được công bố. Tuy nhiên, việc toàn bộ 379 hành khách và phi hành đoàn sơ tán ra ngoài chiếc máy bay cháy như đuốc cho ta thấy người Nhật đă làm được điều phi thường trong tai nạn.
“90 giây để giải thoát”
Chuyến bay 516 của Japan Airlines bốc cháy khi hạ cánh xuống sân bay Haneda của Tokyo vào tối thứ Ba sau khi va chạm với một máy bay của Lực lượng Tuần duyên Nhật Bản đang trên đường băng để bay tới hỗ trợ thảm họa động đất.
Ảnh: Máy bay của hăng Japan Airlines bốc cháy dữ dội sau vụ va chạm với máy bay của Lực lượng Tuần duyên Nhật. Nguồn: Reuters
Cảnh quay ấn tượng từ bên trong máy bay cho thấy, khói tràn ngập khoang hành khách, kể cả khi hành khách sơ tán, và video trên mạng tin tức cho thấy hành khách lao xuống hai cầu trượt bơm hơi và chạy khỏi máy bay khi ngọn lửa nhấn ch́m phần động cơ.
Ngay sau đó, chiếc máy bay đă bị lửa thiêu rụi, bất chấp nỗ lực của lực lượng cứu hỏa để dập tắt ngọn lửa.
Chuyên gia Braithwaite cho biết, theo các quy tắc an toàn, các nhà thiết kế máy bay phải thỏa măn điều: Là một chiếc máy bay có thể được sơ tán chỉ trong 90 giây và chỉ có 50% lối thoát hiểm nếu xảy ra tai nạn. Điều này đúng 100% đối với tai nạn hôm qua.
Tuy nhiên, ông nói, điều này dễ bị phá hỏng do sự hoảng loạn bao trùm máy bay sau một sự cố như hôm qua. Những hành khách dễ bị tổn thương, như trẻ em và người già, cần thêm thời gian để ra được đến nơi an toàn.
Ông nhận xét về quy tắc 90 giây: “Hăy nhớ rằng những bài kiểm tra như vậy không diễn ra trong môi trường căng thẳng cao độ (như vụ tai nạn hôm nay)”.
Ông cho biết, trong hoàn cảnh đó, thành tích sơ tán hành khách của phi hành đoàn trên máy bay Nhật thật là rất ấn tượng, không có trường hợp tử vong nào được ghi nhận và chỉ có 17 hành khách bị thương nhẹ.
Chuyên gia an ninh hàng không Jeffrey Price gọi việc mọi người trên chuyến bay của Japan Airlines đều được sơ tán an toàn là một “phép màu”.
Price, giáo sư hàng không tại Đại học bang Colorado, cho biết: “Nó không chỉ nói lên hành động phi thường của phi hành đoàn, mà c̣n của chính hành khách khi có thể nhiều người ra khỏi máy bay một cách nhanh chóng trước khi nó hoàn toàn ch́m trong biển lửa”.
Ông nói: “Điều kỳ diệu hơn nữa là các hành khách vẫn giữ b́nh tĩnh và không hoảng sợ, nếu hoảng loạn, tất yếu dẫn đến thêm hỗn loạn và nhiều thiệt hại về nhân mạng”.
Price cho biết, mặc dù có các đơn vị cứu hộ và chữa cháy máy bay tại các sân bay nhưng có thể mất tới ba phút hoặc hơn, trước khi lực lượng ứng cứu khẩn cấp có mặt tại hiện trường.
Ông nói: “Mất khoảng 90 giây để ngọn lửa cháy xuyên qua thân máy bay. Dựa trên những con số đó, hành khách và phi hành đoàn gần như phải tự ḿnh xử lư trong khoảng từ một đến hơn hai phút đầu tiên trong trường hợp khẩn cấp trước khi có sự trợ giúp”.
Price nói thêm: “Đây là một ví dụ về việc sơ tán tai nạn đă diễn ra tốt đẹp”.
Braithwaite cho biết Japan Airlines từ lâu đă có cách tiếp cận "tuyệt vời" về an toàn của hành khách. Ông giải thích: “Sự cống hiến của họ trong việc cải thiện sự an toàn đă ăn sâu vào tổ chức và họ có văn hóa rất mạnh mẽ trong việc tuân thủ các quy tŕnh vận hành tiêu chuẩn”.
2. Trải nghiệm cá nhân:
- Tôi cũng đă nhiều lần đi máy bay Nhật và hạ, cất cánh ở chính sân bay Haneda.
An toàn của hăng hàng không Nhật và văn hóa người Nhật rất khác. Ví dụ, đôi lần tôi được xếp ngồi ở ghế cạnh cửa thoát hiểm (những lần đó thường là tôi đi du lịch một ḿnh). Chỗ ngồi đó rất rộng răi v́ phía trước ghế có cả 2 khoảng không rất rộng để duỗi chân…
Lần nào cũng vậy, tiếp viên đều đến hỏi tôi đă biết cách mở cửa thoát hiểm khi có sự cố chưa? Và họ hướng dẫn một lần nữa về cách mở cửa thoát hiểm.
Chưa hết, ngồi vị trí đó, mọi vật dụng cá nhân của ḿnh không được để bất cứ thứ ǵ ở dưới chân, dù đó là túi xách nhỏ, giày hay máy ảnh… Tất cả các đồ cá nhân của ḿnh được ưu tiên để trên khoang đồ phía trên…
Những chi tiết như vậy tôi chỉ thấy ở hăng Nhật…
- Văn hóa xếp hàng, nhường nhịn nhau và trật tự th́ người Nhật nhất thế giới rồi. Xem video quay từ trong khoang hành khách hôm qua, tôi thấy hành khách Nhật họ rất trật tự, ngồi thấp sát sàn, không hoảng loạn kêu gào, không chen lấn thoát thân (kiểu phi thân qua cửa sổ như người Việt), rất trật tự trong khi chịu tai nạn và thoát ra khỏi máy bay.
3. Kết luận:
- Văn hóa của người Nhật đă giúp họ làm nên điều kỳ diệu hôm qua: Toàn bộ 379 hành khách và phi hành đoàn đă được giải thoát an toàn…
- Người Việt cần học người Nhật…
Người Nhật, kỷ luật trong tai nạn
Có dịp sang Nhật và quan sát th́ ắt nhiều người cũng ghi nhận được vài điều ǵ đó về tính cách chung của người Nhật qua các giao tiếp hay trong các sinh hoạt hàng ngày của họ. Với tôi th́ hai điều nhỏ c̣n lưu lại là sự vệ sinh và trật tự nơi công cộng nhưng chúng lại cho thấy thêm về một tính cách đáng học hỏi từ người Nhật.
Tại những khu trung tâm Tokyo có khá ít hay thậm chí tôi không thấy thùng rác tại vài con đường nhưng đường phố vẫn rất sạch sẽ. Chỗ công cộng nếu có nhiều thùng rác sẽ giúp ngăn chận t́nh trạng xả rác bừa băi, c̣n ở đây không có thùng rác mà người dân vẫn giữ được sạch sẽ quả là một ư thức rất cao. Có người bảo tôi là họ giữ rác lại và mang về nhà bỏ chứ không vứt bừa xuống đường.
Thứ nh́ là hành khách sử dụng các trạm xe điện ngầm rất kỷ luật, lên xuống các cầu thang cấp đi bộ chỉ một phía cố định, xuống phía trái và lên bên phải dù chỉ có một cầu thang chung và chẳng có ngăn cách. Họ không tùy nghi lên hay xuống lộn xộn, nhờ vậy mà ra vào hay lên xuống rất nhanh, lại chẳng va chạm nhau.
Có thể họ đă được huấn luyện từ nhỏ. Hoặc có thể đó là thói quen và lâu ngày trở thành một ư thức chung. Là ǵ th́ tôi nghĩ cả hai điều trên thể hiện một tinh thần kỷ luật tự giác rất cao của người Nhật, giúp cho xă hội vận hành văn minh, hiệu quả và nhanh chóng hơn.
Tinh thần kỷ luật cao độ của người Nhật thường được nhắc đến nhiều như sự thừa hưởng truyền thống và tinh thần hiệp sĩ đạo Bushido từ lâu đời. Bushido là sự can đảm, danh dự, tinh thần tự thắng, tự kỷ luật và đặt người khác lên trước ḿnh. Điều này đă ảnh hưởng đến hành xử, ư thức và văn hóa của người Nhật.
Tôi nghĩ về những điều này khi đọc tin tức về tai nạn của chiếc phi cơ hăng hàng không Nhật Japan Airlines (JAL) trong những ngày đầu năm mới. Chiếc phi cơ này khi hạ cánh xuống phi trường Haneda tại Tokyo đă đụng phải chiếc phi cơ của lực lượng tuần duyên, có thể đă hiểu lầm hiệu lệnh và tiến vào phi đạo thay v́ chờ đến lượt ḿnh. Nếu phi hành đoàn của lực lượng tuần duyên hầu hết bị thiệt mạng th́ chuyến bay JAL516 với tổng cộng 379 hành khách lẫn phi hành đoàn 12 người đều thoát hiểm an toàn chỉ trong một thời gian rất ngắn, sau 18 phút với chỉ ba trong số tám cửa thoát hiểm bởi phi hành đoàn quyết định chỉ sử dụng cửa thoát hiểm nào ngăn lửa và khói tràn vào phi cơ.
Truyền thông Nhật và thế giới gọi đây là phép lạ, ca ngợi sự chuyên nghiệp lẫn kỹ năng được huấn luyện tốt trong tác vụ của phi hành đoàn đă bảo vệ cho tất cả hành khách được an toàn. Nhưng yếu tố quan trọng khác mà một vài hành khách trên chuyến bay khi được phỏng vấn đă cho biết là, chính thái độ b́nh tĩnh và tinh thần kỷ luật rất cao của hành khách mà tất cả họ đă được thoát hiểm an toàn.
Họ cho biết các hành khách tuyệt đối tuân theo hướng dẫn của các nhân viên phi hành đoàn, vẫn ngồi cúi đầu tại chỗ để tránh hít phải khói và đợi đến phiên ḿnh được hướng dẫn sẽ lần lượt thoát khỏi phi cơ theo cửa thoát hiểm nào trong khi phi cơ đang bốc cháy phía ngoài.
Chính v́ không hoảng loạn, không chen lấn dành sự sống cho riêng ḿnh và gia đ́nh, không ráng mang theo hành lư cá nhân mà tất cả họ cùng được sống sót v́ chỉ vài phút sau cuộc thoát hiểm hoàn tất th́ phi cơ đă bùng cao lửa và phát nổ. Khi không tranh giành mạng sống cho riêng ḿnh th́ họ đă tạo ra sự an toàn cho chính họ.
Kỷ luật đă giúp những hành khách Nhật lẫn gia đ́nh họ sống sót trong tai nạn của chuyến bay JAL516 này. Tổn thất sinh mạng duy nhất trong tai nạn là phi hành đoàn đă không cứu được hai chú chó hay mèo ǵ đó trên chuyến bay, theo như thông cáo xin lỗi của JAL hôm nay.
Thử hỏi rằng nếu đây là chuyến bay của hăng hàng không Việt hay Trung Quốc trong t́nh cảnh này th́ sẽ như thế nào?
Nhă Duy
Nguyễn Thông: Không ai cả
Vụ cháy máy bay chở khách ở Nhật Bản rồi sẽ c̣n âm ỉ trong dư luận nhiều năm sau, không phải bởi "máy bay cháy" mà là "con người".
Người Nhật đă từ lâu gây ấn tượng đặc biệt với thế giới về phẩm chất đáng trân trọng của họ, nên vụ cháy này cũng chỉ góp phần khẳng định thêm thôi. Một quốc gia, một dân tộc tạo được và duy tŕ được đặc sản như thế quả là điều hạnh phúc, tự hào.
Tôi để ư, người Nhật, từ b́nh dân tới nhà lănh đạo, rất ít khi "nổ" về thành tích của họ. Nổ hoàn toàn trái với phong cách của người Nhật.
Trong vụ cháy nói trên cũng vậy, khi thế giới hết lời khen ngợi sự xử lư sự cố th́ người Nhật chỉ dùng những lời lẽ rất khiêm tốn. Theo báo chí Nhật tường thuật, Ban lănh đạo Hăng hàng không Nhật Bản (JAL) đă "khen ngợi hành khách tuân thủ kỷ luật và hợp tác với phi hành đoàn để tất cả đều được sơ tán an toàn khỏi máy bay, trong đó có 8 trẻ em tuổi mẫu giáo. Đặc biệt là không ai tŕ hoăn để cố lấy hành lư của ḿnh".
Họ nói về sự thần kỳ qua chi tiết rất b́nh thường "không ai tŕ hoăn để cố lấy hành lư". Người Nhật là vậy. Không ai cả. Xin ngả mũ cúi đầu trước họ, trong đó có 8 em bé tuổi mẫu giáo kia.
Chạnh buồn, nếu xảy ra cháy chiếc máy bay ở nước... khác, nước mà khi phi cơ chưa đáp xuống đường băng th́ điện thoại đă được mở rào rào a lô a lô gọi người nhà ra đón, bánh xe vừa chạm đất th́ tất cả nhất loạt đứng lên lấy hành lư cho chắc ăn, rồi máy bay vừa dừng th́ người phía sau cố chen lên vượt người phía trước để được... ra trước vài phút, v.v... th́ không biết hậu quả sẽ khủng khiếp tới mức nào.
Nếu xứ này thực sự cần phải chi 350 ngh́n tỉ nhằm chấn hưng văn hóa, th́ dùng hết số tiền ấy để tạo được "không ai cả" trong cộng đồng, chỉ một phẩm chất này thôi đă, cũng là điều cần thiết và xứng đáng.
Đó chỉ là ước vọng, chứ với con người xứ này, xă hội này, thể chế này, đám lănh đạo này, dẫu một ngh́n năm nữa vẫn không có, "không ai cả". Lúc b́nh thường đă tranh giành đạp lên nhau mà chết, huống chi trong đám cháy.
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.