Giải mă lối đánh mới của Nga khiến Ukraine cạn kiệt kho vũ khí pḥng không. Nga đang nối lại chiến dịch tấn công mùa đông bằng tên lửa và máy bay không người lái nhằm gia tăng sức ép cho Ukraine, trong bối cảnh Kiev đang rơi vào t́nh thế khó khăn khi nguồn lực cạn kiệt và viện trợ của phương Tây sụt giảm.
Theo Tổng thống Ukraine Zelensky, Nga đă bắn hàng trăm tên lửa và máy bay không người lái nhằm vào các thành phố của nước này trong khoảng thời gian từ cuối tháng 12/2023 đến dầu tháng 1/2024. Dù Ukraine nỗ lực ngăn chặn phần lớn tên lửa và máy bay không người lái của đối phương, nhiều tên lửa Nga vẫn vượt qua được hệ thống pḥng không và bắn trúng mục tiêu.
Các quan chức Ukraine cảnh báo, nếu không có sự viện trợ bổ sung của phương Tây, nước này chỉ có đủ hỏa lực pḥng không trong 2 tháng nữa. Matthew Duss, Phó chủ tịch điều hành tại Trung tâm Chính sách Quốc tế (CFIP) cho rằng, Ukraine cuối cùng sẽ phải bắt đầu phân bổ những nguồn dự trữ mà họ có, gây nguy hiểm cho việc bảo vệ các thành phố lớn.
“Điều đó sẽ buộc họ phải đưa ra một số lựa chọn khá khó khăn liên quan đến khả năng pḥng thủ của ḿnh. Đây có vẻ là chiến lược của Nga, nhằm làm suy yếu khả năng chiến đấu của Ukraine và làm suy yếu cam kết của phương Tây trong việc viện trợ cho Kiev”, ông Matthew Duss nhấn mạnh.
Mặc dù Ukraine phải đối mặt với những thách thức to lớn trong mùa Đông này, Tổng thống Zelensky cho biết, nước này sẽ không bao giờ đầu hàng. “Chúng tôi chắc chắn sẽ đánh bại họ. Bất chấp các cuộc tấn công tên lửa của Nga, bất chấp ư định của đối phương, chúng tôi sẽ quyết tâm bảo vệ đất nước”.
Theo giới phân tích, nỗ lực của Nga nhằm làm cạn kiệt kho vũ khí của Ukraine bằng các cuộc tấn công hàng loạt đang được sự hỗ trợ của sự gia tăng mạnh mẽ hoạt động sản xuất tên lửa trong nước. Bất chấp thách thức từ các lệnh trừng phạt của phương Tây, Nga đă học cách thích nghi và né tránh nhằm thúc đẩy nền kinh tế thời chiến và tăng cường sản xuất tên lửa. Hiện nước này đang sản xuất tới 100 tên lửa tầm xa mỗi tháng. Bên cạnh đó, Nga cũng ngày càng áp dụng nhiều chiến thuật tinh vi hơn vi nhắm mục tiêu vào Ukraine trong các cuộc tấn công trên không.
Giải mă lối đánh mới của Nga
Viện Nghiên cứu Chiến tranh có trụ sở tại Washington cho biết, có sự gia tăng đáng kể số lượng máy bay không người lái của Nga xâm nhập hệ thống pḥng không Ukraine trong các cuộc tấn công gần đây. Matthew Schmidt, Phó Giáo sư về an ninh quốc gia và khoa học chính trị tại Đại học New Haven, nhận định: “Nga dường như thực hiện kiểu tấn công như vậy để áp đảo hệ thống pḥng không Ukraine, khiến Kiev phải tiêu tốn tên lửa đánh chặn và làm cạn kiệt kho dự trữ vũ khí của đối phương”.
Đánh giá về chiến lược của Nga, ấn phẩm New Voice của Ukraine cho rằng, trong các cuộc tấn công thời gian gần đây, Nga nhiều khả năng đă tung ra 10% số tên lửa Kinzhal. Vẫn c̣n cả một chặng đường dài phía trước, trong khi năng lực sản xuất của họ nhiều nhất là 4 tên lửa mỗi tháng.
Tiếp đến, Nga đă tiến hành các cuộc tấn công ồ ạt bằng UAV Shahed, để xuyên thủng hệ thống pḥng không hoặc làm cạn kiệt kho tên lửa pḥng không của đối phương. UAV được pḥng từ hai hướng về phía thủ đô Kiev. Cuối cùng là đợt tấn công bằng tên lửa hành tŕnh.
Các tên lửa được phóng từ biên giới của Nga với tỉnh Sumy của Ukraine, đi qua tỉnh Poltava, rồi đến tỉnh Kirovohrad, sau đó tiến vào vùng Vinnytsia, và từ Vinnytsia, đi về phía Bắc đến Zhytomyr, sau đó tới Kiev. Đáng chú ư, các thành phố tuyến đầu của Ukraine đều bị trúng tên lửa đạn đạo X-22, X-23, S-300 và S-400 v́ các hệ thống pḥng không thông thường không thể bắn hạ tên lửa đạn đạo. Hệ thống pḥng không Patriot mà phương Tây cung cấp cho Ukraine có khả năng đánh chặn những tên lửa này nhưng số lượng quá ít ỏi. Kiev hiện chỉ có 2 hệ thống.
Theo các chuyên gia quân sự, Nga dường như đă sử dụng UAV Shahed để đánh lạc hướng hệ thống pḥng không Ukraine, sau đó mới triển khai tên lửa hành tŕnh. Một tên lửa hành tŕnh có thể thực hiện hàng chục lượt rẽ trên đường bay. Quỹ đạo của nó rất phức tạp. Ngoài ra, Nga cũng hạn chế sử dụng tín hiệu GPS dẫn đường cho tên lửa, bởi v́ tín hiệu này rất dễ bị gây nhiễu. Moscow nhiều khả năng sử dụng một hệ thống hướng dẫn cơ bản, quét theo lộ tŕnh và lưu vào bộ nhớ tên lửa. Điều này đ̣i hỏi thời gian lập tŕnh lâu hơn, nhưng cho phép nó bay chính xác hơn để bắn trúng mục tiêu.
T́nh thế cấp bách đối với Ukraine
Hiện, tên lửa pḥng không và các loại đạn pháo của Ukraine đang dần cạn kiệt. Kiev đang bắt đầu sản xuất các loại vũ khí pḥng thủ quan trọng, nhưng công việc này có lẽ sẽ mất nhiều năm. Tại Mỹ, Quốc hội nước này vẫn đang tranh căi nảy lửa trong các cuộc đàm phán về vấn đề an ninh biên giới, vốn được cho là sẽ ảnh hưởng đến các gói viện trợ dành cho Ukraine. C̣n Liên minh châu Âu vẫn chưa thông qua gói viện trợ trị giá 50 tỷ USD cho Kiev do sự phản đối của Hungary.
Peter Dickinson – thành viên của Hội đồng Đại Tây Dương đă cảnh báo về nguy cơ Ukraine cạn kiệt kho tên lửa pḥng không hiện có trong những tuần tới. “Ukraine có thể gánh chịu hậu quả thảm khốc nếu hệ thống pḥng không của nước này sụp đổ.
“Chừng nào các nhà lănh đạo phương Tây c̣n hạn chế khả năng của Ukraine nhằm tấn công đáp trả Nga, th́ các chỉ huy Ukraine sẽ buộc phải chiến đấu trên không bằng khiên chứ không phải bằng kiếm”, ông Peter Dickinson lưu ư.
Trên khắp chiến tuyến, giao tranh đă chậm lại và không bên nào đạt được bước đột phá quan trọng. Nga đang đẩy mạnh tấn công thị trấn Avdiivka ở khu vực Donetsk, nhưng Moscow cũng phải gánh chịu những tổn thất nặng nề. Tuy vậy, bằng cách hạn chế sức mạnh pḥng không của Ukraine, Tổng thống Putin có thể sẵn sàng cho một cuộc tấn công mạnh mẽ hơn, theo Viện Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia Anh.
Brock Bierman, thành viên cao cấp tại Quỹ Marshall của Đức, cũng cho rằng, Tổng thống Putin có thể tận dụng sự chậm trễ của phương Tây trong việc hỗ trợ cho Ukraine để giành lợi thế.
“Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu Putin giành được bất kỳ lợi thế chiến thuật nào trong vài tháng tới v́ những ǵ đang diễn ra. Quốc hội Mỹ càng mất nhiều thời gian để thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine th́ điều này lại càng có lợi cho sự tính toán của Tổng thống Putin”.
VietBF@ sưu tập
|
|