Theo như giới chuyên gia phương Tây cho rằng, xe bệ phóng HIMARS có thể đạt tốc độ tối đa 85 km/h và nhanh chóng rời khỏi vị trí khai hỏa để tránh bị phản pháo, một trong những lý do khiến Nga chưa phá hủy được tổ hợp HIMARS nào từ đầu chiến sự, sau khi quân đội Ukraine vừa đăng tải một đoạn video cho thấy lực lượng của họ sử dụng bệ phóng HIMARS này.
Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao (HIMARS) được chụp trong cuộc tập trận quân sự Namejs 2022 vào ngày 26 tháng 9 năm 2022 tại Skede, Latvia. Ảnh: GINTS IVUSKANS/AFP via Getty Images)
Quân đội Ukraine hôm 9/1 đăng tải một đoạn video cho thấy lực lượng của họ sử dụng bệ phóng HIMARS do Mỹ sản xuất để tiêu diệt hệ thống pháo nhiệt áp TOS-1A của Nga.
Theo một bài đăng trên Telegram của Lực lượng Tác chiến đặc biệt (SSO), hệ thống TOS-1A Solntsepyok của Nga bị tập kích khi đang ẩn nấp trong khu rừng ở mặt trận phía nam.
Trong video, máy bay không người lái (UAV) trinh sát của đặc nhiệm Ukraine phát hiện tổ hợp pháo TOS-1A dưới tán cây. UAV sau đó chuyển tọa độ mục tiêu cho trung tâm chỉ huy để triển khai đòn tập kích.
Đòn đánh đã tạo ra nhiều vụ nổ nhỏ và kết thúc bằng một vụ nổ lớn, cùng một cột khói hình nấm bay lên bầu trời. Đây là hình ảnh đặc trưng khi đạn nhiệt áp của pháo TOS-1A bị kích hoạt.
Bộ Quốc phòng Ukraine sau đó đã chia sẻ video trên mạng xã hội X với chú thích: "Thời khắc của HIMARS luôn là thời điểm tuyệt vời nhất!".
"Solntsepyok đã bị phá hủy hoàn toàn. Hay xem nó bốc cháy rực rỡ thế nào", tài khoản của SSO cho biết, thêm rằng cuộc tập kích được tiến hành bằng pháo phản lực HIMARS do Mỹ chuyển giao. SSO không tiết lộ thời điểm của cuộc tấn công, song hình ảnh rừng cây cho thấy nó nhiều khả năng diễn ra hồi mùa hè.
Trong một bài đăng về vụ việc, tờ Kyiv Post bình luận: “Đây chính là vụ nổ của đạn nhiệt áp Solntsepyok. Đạn nhiệt áp của Solntsepyok tạo thành một đám mây hỗn hợp nổ và sau đó phát nổ. Sau thời điểm phát nổ, áp suất khí quyển trong đám mây tăng vọt và sau đó giảm xuống nhanh chóng... Vì vậy, ngay cả khi kẻ thù có thể sống sót sau vụ nổ, thì sự sụt giảm áp suất mạnh như vậy gần như cũng sẽ khiến các cơ quan nội tạng bị ép vỡ và dẫn đến cái chết".
Lực lượng SSO cho biết một nhóm binh sĩ điều khiển máy bay không người lái từ Trung tâm Hàng hải số 73 đang thực hiện nhiệm vụ trinh sát đã phát hiện ra bệ phóng tên lửa TOS-1A khi nó ẩn mình dưới tán cây. Nhóm điều khiển máy bay không người lái sau đó đã gửi tọa độ cho các binh sĩ điều hành HIMARS thực hiện đòn đánh. Ngọn lửa lớn bao trùm khu vực TOS-1A ẩn náu cho thấy nhiều khả năng nó đã bị tiêu diệt hoàn toàn.
Tờ Kyiv Post cũng lưu ý rằng TOS-1A Solntsepyok có kích thước lớn và giáp mỏng, khiến nó "dễ bị tấn công từ các hệ thống tên lửa chống tăng và súng phóng lựu".
Hệ thống TOS-1 được phát triển từ thời Liên Xô với định danh là "pháo phun lửa", sử dụng pháo phản lực mang đầu đạn nhiệt áp, có nhiệm vụ diệt bộ binh, các loại khí tài, công trình, bao gồm cả công sự kiên cố của địch. Phiên bản TOS-1A được đưa vào biên chế năm 2001, được tăng tầm bắn và trang bị máy tính đường đạn cùng nhiều cải tiến khác.
Đạn 200 mm của TOS-1A có hai liều nổ độc lập. Khi rơi xuống mục tiêu, liều nổ đầu tiên được kích hoạt để phát tán nhiên liệu cháy thành đám mây lớn. Liều nổ thứ hai sẽ đốt cháy đám mây này, tạo ra vụ nổ lớn và hút sạch oxy ở xung quanh. Nhiệt độ cao 2.500-3.000 độ C cùng áp suất đột ngột thay đổi có thể phá hủy nhiều khí tài cơ giới, đồng thời gây sát thương cả với những binh sĩ trú ẩn trong xe thiết giáp và công sự kiên cố.
Các chuyên gia Nga cho biết một tổ hợp TOS-1A có khả năng gây sát thương trong khu vực rộng đến 40.000 m2, tương đương diện tích của 6 sân bóng gộp lại.
Dù vậy, "Pháo phun lửa" của Nga cũng có tầm bắn thấp, khoảng 6-10 km, nên chỉ thích hợp làm vũ khí tấn công tầm gần. Quả đạn của nó khi bị kích nổ sẽ gây thiệt hại lớn cho lính ở xung quanh, như video do lực lượng SSO của Ukraine đăng tải.
Trong khi đó, HIMARS là pháo phản lực phóng loạt tự hành đặt trên khung gầm bánh lốp, được phát triển từ tổ hợp M270. Tùy vào loại đạn và cấu hình, HIMARS có thể bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách tới 300 km.
Xe bệ phóng HIMARS có thể đạt tốc độ tối đa 85 km/h và nhanh chóng rời khỏi vị trí khai hỏa để tránh bị phản pháo, một trong những lý do khiến Nga chưa phá hủy được tổ hợp HIMARS nào từ đầu chiến sự, theo giới chuyên gia phương Tây.
Hôm 3/1, Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết lực lượng nước này đã dùng pháo HIMARS phá hủy một hệ thống radar phản pháo Yastreb-AV của Nga ở mặt trận phía nam, chỉ một ngày sau khi Moscow xác nhận đang triển khai khí tài được cho là "khắc tinh của HIMARS" này trên chiến trường.