Bloomberg đưa tin, Moscow đang chuẩn bị chống lại bất kỳ nỗ lực nào của Mỹ hoặc châu Âu, nhằm tịch thu tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga bị đóng băng, trị giá 300 tỷ USD, để hỗ trợ Ukraine.Tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga ở phương Tây đă bị đóng băng để đáp trả chiến dịch quân sự đặc biệt của Moscow ở Ukraine, nổ ra vào tháng 2/2022. Việc tịch thu tài sản bị phong tỏa của Nga nhằm mục đích gây áp lực buộc chính quyền Moscow phải ngừng chiến, và cũng là để hỗ trợ Kiev.
Các cuộc thảo luận về việc chuyển tài sản bị phong tỏa của Nga sang Ukraine đă gia tăng trong bối cảnh chia rẽ chính trị ở Mỹ ngăn cản Quốc hội nước này phê duyệt khoản viện trợ 61 tỷ USD cho Kiev vào năm 2024.
Theo Bloomberg, Nhà Trăng tuần qua đă ủng hộ Đạo luật Tái thiết thịnh vượng kinh tế và cơ hội cho người Ukraine, hiện đang được tŕnh Quốc hội, trong đó cho phép (nhưng không bắt buộc) Tổng thống được tịch thu tài sản bị đóng băng của Nga trên lănh thổ Mỹ để hỗ trợ Ukraine. Hơn nữa, việc này c̣n ngăn cản các ṭa án Mỹ thụ lư những vụ kiện liên quan đến vấn đề này.
Mỹ cũng được cho đă có kế hoạch phối hợp động thái này với các đồng minh G7, đặc biệt là ở châu Âu, nơi nắm giữ khoảng 2/3 số tiền bị đóng băng của Nga.
Nguồn tin của Bloomberg cho biết, phía Nga đă thuê các công ty luật quốc tế và ủy quyền cho các chuyên gia quan sát để bảo vệ lợi ích của ḿnh trước ṭa. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga Elvira Nabiullina gọi khả năng đóng băng tài sản là "một tín hiệu rất tiêu cực đối với tất cả các ngân hàng trung ương".
Người phát ngôn của Điện Kremlin, Dmitry Peskov, đă tố cáo việc đóng băng tài sản Nga là vi phạm các nguyên tắc cơ bản về an ninh dự trữ, nói rằng không có căn cứ chính đáng nào để tịch thu và vụ kiện tụng có thể kéo dài hàng thập kỷ.
Trong khi các nước phương Tây tỏ ra quyết tâm vượt qua những trở ngại để cung cấp hỗ trợ tài chính và quân sự cho Ukraine, th́ việc tịch thu tài sản của Nga có thể là một "liều thuốc đắng" khó nuốt trôi.Suốt gần hai năm qua, nhiều cuộc tranh căi đă nổ ra về việc phải làm ǵ với số tiền 300 tỷ USD bị đóng băng của Nga. Các nước G7 đồng ư rằng số tiền này không thể quay trở lại Nga cho đến khi Moscow đưa ra các khoản bồi thường cho Ukraine.
Như vậy, số tiền này sẽ bị đóng băng cho đến khi chiến tranh kết thúc, tương tự hầu hết các cuộc xung đột trước nay. Một mặt, cách tiếp cận này hạn chế số tiền dành cho bên khởi xướng cuộc chiến, tạo ra lợi thế thương lượng cho các cuộc đàm phán và đơn giản hóa vấn đề về bồi thường.
Tuy nhiên, Kiev lại đang yêu cầu chuyển số tiền bị đóng băng này ngay bây giờ để nước này có thể mua vũ khí và hỗ trợ nền kinh tế của họ. Mỹ dường như đứng về phía Ukraine, nhưng thực tế là hầu như không có tài sản nào của Nga được giữ trên đất Mỹ.
Không có ǵ đáng ngạc nhiên khi những người ủng hộ tích cực nhất cho đề xuất tịch thu lại là các quốc gia không có nhiều tài sản của Nga: cùng với Mỹ, đó là Anh, các nước vùng Baltic và các quốc gia Trung Âu.
Trong khi đó, Bỉ, Pháp, Đức, cũng như Liên minh châu Âu (EU) nói chung, tỏ ra thận trọng hơn. Họ lo ngại về xu hướng các nhà đầu tư sẽ rút tài sản khỏi châu Âu và các biện pháp trả đũa từ Nga - đặc biệt là việc quốc hữu hóa các tài sản c̣n lại do các công ty châu Âu và nhà đầu tư ở Nga nắm giữ.
Bỉ - quốc gia đă bắt đầu nhiệm kỳ 6 tháng Chủ tịch Hội đồng EU vào đầu năm nay - cũng lo ngại về sự suy yếu vị thế của đồng Euro trên thị trường tài chính, khi hơn 80% khối tài sản bị đóng băng của Nga là ở châu Âu và khoảng 190 tỷ euro với các tổ chức của Bỉ.
Tuy nhiên, việc các quốc gia thành viên phải trả nhiều tiền hơn cho ngân sách EU để phục vụ chiến tranh, và có khả năng phải tăng thuế để bù đắp khoản này, cũng gây tâm lư xáo trộn đối với người dân châu Âu. Liên minh cầm quyền ở Bỉ đang phải đối mặt trước sức ép từ những người theo chủ nghĩa dân tộc Flemish - những người phản đối cả việc tăng thuế và bất kỳ hỗ trợ bổ sung nào cho Ukraine.
Có khả năng Mỹ sẽ cố gắng thông qua một biện pháp thỏa hiệp, chẳng hạn như đánh thuế 100% thu nhập từ những tài sản này. Nhưng chức vụ Chủ tịch EU của Bỉ đang làm giảm đáng kể khả năng thực hiện bất kỳ bước đi triệt để nào trước mắt. Cuộc thảo luận căng thẳng nhất về vấn đề này dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 2 tới, khi các nước EU và G7 gặp nhau để t́m cách hỗ trợ Ukraine.
|