Cư dân mạng truyền tay nhau những bức ảnh: Mực đóng thành khối, chuyển màu trắng xóa hoặc đen x́... Đáng nói, số mực này đang được ră đông la liệt dưới sàn nhà vệ sinh, ngay sát bồn cầu khiến nhiều người phải rùng ḿnh v́... quá bẩn. Thậm chí, cư dân mạng c̣n đặt câu hỏi: "Mực tươi ngon đằng sau những suất buffet 99k, 129k đây sao?".
Dù chưa biết thực hư nguồn gốc những bức ảnh này đến từ đâu, nhưng nó gợi lại cho chúng ta câu chuyện "thực phẩm bẩn" nhiều năm về trước.
Tại các chợ ở Việt Nam, đă không ít lần cơ quan chức năng phát hiện mực, gà, cá... là hàng thải loại được nhập về, sau đó "phù phép" với hóa chất rồi mang ra bán.
Năm 2021, "Chuyển động 24h" khiến dư lận rúng động khi ghi lại h́nh ảnh một nhóm gian thương tại chợ Long Biên đang sử dụng hóa chất công nghiệp để phù phép mực ôi thối thành tươi sống. Bên trong những thùng nước đen ś, bốc mùi hôi thối là những con mực mai đông lạnh đă được ngâm suốt 17 tiếng để ră đông.
Mực được đặt xuống nền đất bẩn thỉu để sơ chế, gỡ bỏ phần mai cứng bên trong, moi hết nội tạng, rửa sạch dưới ṿi nước để loại bỏ bớt phần nhớt và mùi hôi thối. Tiếp đó, mực được cho hết vào một thùng phi chứa nước, đổ thêm chục gói muối pha cùng oxy già công nghiệp. Hỗn hợp này có tác dụng tẩy trắng cực mạnh, khiến mực trở nên trắng nơn nà, cứng cáp, không có mùi hôi... trong thời gian ngắn. Sau đó, mực được bán ra thị trường và được nhiều nhà hàng săn đón.
Tháng 7/2018, một cơ sở nghi tẩy trắng bạch tuộc, mực bằng hóa chất tại Long Biên, Hà Nội, đă bị Pḥng Cảnh sát pḥng chống tội phạm về môi trường công an TP Hà Nội bắt quả tang. Theo đó, trong vai một người khách mua hàng, phóng viên VTV t́m đến cơ sở này vào đúng thời điểm nhân viên ở đây đang khuấy bạch tuộc trong dung dịch màu nâu.
Từ chối lời mời mua bạch tuộc đă được làm sạch, phóng viên đề nghị được mua 3kg bạch tuộc đang khuấy trong bồn chứa inox và lấy lư do đi đường xa cần giữ cho bạch tuộc tươi lâu nên hơn 1 lít dung dịch màu nâu cũng được cho vào túi nilon. Ngay sau đó, cả bạch tuộc và dung dịch này được đưa đi phân tích, xét nghiệm. Sau khi tiến hành phân tích, cơ quan chức năng đă phát hiện nhiều hóa chất công nghiệp dùng để sơ chế bạch tuộc. Với những loại hoá chất tẩy rửa cực mạnh được ḥa vào nước, sau 30 phút khuấy đều trong dung dịch này bạch tuộc bẩn đă được phù phép để trở thành món ăn tươi ngon, hấp dẫn.
Tháng 7/2016, đoàn kiểm tra liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm Q.Tân Phú, TP.HCM đă phát hiện hàng trăm kư tôm, cá trứng, mực, cá viên chiên... có bao b́ Trung Quốc, không có nhăn hiệu, không có hạn sử dụng... Những sản phẩm này được một công ty trú tại Tân Phú nhập về, tự đóng gói bao b́ rồi sau đó cung cấp cho siêu thị, nhà hàng, quán nhậu... Chủ cơ sở thừa nhận kho đông lạnh tại đây có sức chứa khoảng 800kg hải sản, có nhiều sản phẩm được nhập trôi nổi trên thị trường rồi về dự trữ và bán lại.
Coi chừng nhiễm khuẩn, ngộ độc thực phẩm v́ hải sản đông lạnh kém chất lượng?
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội ) cho biết: Hải sản tươi sống là một nguồn dinh dưỡng rất dồi dào, lại có khả năng kháng khuẩn tốt. Tuy nhiên sau khi chết th́ khả năng này gần như bằng không. Sau khi tôm, mực, cua... chết và không được bảo quản, xử lư kịp thời th́ vi khuẩn sẽ hoạt động mạnh, xâm nhập rất nhanh. Đồng thời, các độc tố trong hải sản cũng tiết ra, khiến chúng gây hại cho sức khỏe người ăn.
Tuy nhiên, rất ít người tiêu dùng nhận biết sự nguy hiểm này, nhất là khi các loại hải sản đă qua sơ chế, được tẩm ướp, tẩy mùi, thêm rất nhiều gia vị để làm ngon miệng, đánh lừa cảm giác của khách hàng.
Một chuyên gia thuộc Cục Quản lư chất lượng nông lâm thủy sản từng chia sẻ rằng, hải sản nhiễm khuẩn diễn ra khá phổ biến bởi hầu hết các nguyên tắc: sạch, nhanh và lạnh không được đảm bảo. Kết quả kiểm tra từng cho thấy, trong số những mẫu hải sản được kiểm tra th́ có 30% nhiễm Salmonella, 30% nhiễm khuẩn E.Coli, 31% nhiễm histamine vượt mức cho phép... Khi hải sản mất đi độ tươi sống và bảo quản không đúng cách, histamine từ không độc sẽ chuyển sang độc, nhẹ th́ gây ra dị ứng, ngộ độc, nặng th́ có thể dẫn đến tử vong.
PGS.TS. Trần Đáng (nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế) chia sẻ, hải sản bị ngâm với oxy già để tẩy trắng th́ dù rửa kỹ nhiều lần cũng không loại bỏ được hết các chất độc. Vị chuyên gia nhấn mạnh, pháp luật không cho phép ngâm hải sản trong chất tẩy trắng với liều cao và thời gian dài. Khi ăn thực phẩm ngâm oxy già công nghiệp, người ăn sẽ bị mắc các bệnh về đường ruột, thần kinh, viêm loét dạ dày và các bệnh mạn tính khác... chuyển hóa của cơ thể".
ThS.BS Dương Quốc Phong (hiện đang công tác tại Bệnh viện Thống Nhất, giảng viên Khoa Y, Đại học Quốc Gia TP.HCM) đánh giá hải sản tươi là lựa chọn tốt nhất về giá trị dinh dưỡng cũng như độ an toàn.
Đối với những loại hải sản đóng hộp chưa rơ nguồn gốc, xuất xứ, không thống nhất về hạn sử dụng, không công bố thành phần cụ thể, đặc biệt khi quan sát bằng mắt thường thấy không thơm ngon th́ cần loại bỏ ngay và tốt nhất cũng không nên mua về ăn nữa kẻo "tiền mất, tật mang".
Hải sản không được bảo quản đúng cách có thể chứa vi khuẩn nguy hiểm được gọi là Clostridium botulinum - tiết ra độc tố và gây bệnh uốn ván. Đó là chưa kể một số hải sản đông lạnh, đóng hộp c̣n chứa nhiều muối, gây hại cho người bị cao huyết áp, tim mạch. Các chất bảo quản tự nhiên hoặc hóa học khác có thể được thêm vào trong đồ hộp cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
Với các loại hải sản đông lạnh, cần mua tại các cơ sở uy tín, hải sản được bảo quản đúng cách, cấp đông đúng quy tŕnh... để giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm.