IMF đă đánh giá tác động tiềm tàng của AI đối với thị trường lao động toàn cầu và nhận thấy rằng. Trong hầu hết các trường hợp, AI có khả năng làm trầm trọng thêm t́nh trạng bất b́nh đẳng nói chung. Đáng nói, AI sẽ tác động đến 60% việc làm ở các nền kinh tế phát triển.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tổ chức có trụ sở tại Washington (Mỹ) đă đưa ra cảnh báo gần 40% việc làm trên toàn cầu có thể bị ảnh hưởng bởi sự trỗi dậy của trí tuệ nhân tạo (AI), trong đó các nền kinh tế có thu nhập cao phải đối mặt với rủi ro lớn hơn các thị trường mới nổi và các nước thu nhập thấp.
Theo IMF, AI có những tác động tiềm tàng đối với thị trường lao động toàn cầu và nhận thấy rằng, trong hầu hết các trường hợp, công nghệ này có khả năng làm trầm trọng thêm t́nh trạng bất b́nh đẳng nói chung.
Giám đốc IMF Kristalina Georgieva kêu gọi các nhà hoạch định chính sách giải quyết “xu hướng đáng lo ngại” này và chủ động thực hiện các bước “để ngăn chặn công nghệ gây thêm căng thẳng xă hội”.
“Chúng ta đang trên bờ vực của một cuộc cách mạng công nghệ có thể thúc đẩy năng suất, thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu và nâng cao thu nhập trên toàn thế giới. Tuy nhiên, nó cũng có thể thay thế việc làm và làm sâu sắc thêm t́nh trạng bất b́nh đẳng”, Georgieva nói.
IMF lưu ư rằng khoảng 60% việc làm có thể bị ảnh hưởng bởi AI ở các quốc gia có thu nhập cao và khoảng một nửa trong số này có thể được hưởng lợi từ việc tích hợp AI để tăng năng suất.
Một cách tương đối, tỷ lệ tiếp xúc với AI được ước tính lần lượt là 40% ở các thị trường mới nổi và 26% ở các nước thu nhập thấp.
Các phát hiện cho thấy các thị trường mới nổi và các nước thu nhập thấp phải đối mặt với ít sự gián đoạn hơn từ AI trong ngắn hạn. IMF lưu ư rằng nhiều quốc gia trong số này không có cơ sở hạ tầng cho lực lượng lao động lành nghề để khai thác những lợi ích trước mắt của AI, làm tăng nguy cơ công nghệ này có thể làm trầm trọng thêm t́nh trạng bất b́nh đẳng.
IMF cũng cảnh báo rằng AI có thể ảnh hưởng đến sự bất b́nh đẳng về thu nhập và tài sản trong các quốc gia, đồng thời cảnh báo về “sự phân cực trong khung thu nhập”.
Tuy nhiên, IMF cũng cho biết những người lao động có thể tiếp cận các lợi ích của AI có thể tăng năng suất và tiền lương của họ, trong khi những người không thể tiếp cận được có nguy cơ bị tụt lại phía sau.
Goldman Sachs trước đây đă cảnh báo AI có thể tạo ra tác động tới 300 triệu việc làm trên toàn thế giới, mặc dù ngân hàng Phố Wall thừa nhận công nghệ này có thể thúc đẩy năng suất lao động và tăng trưởng cũng như tăng tổng sản phẩm quốc nội lên tới 7%.
Báo cáo của IMF được đưa ra khi các nhà lănh đạo doanh nghiệp và chính trị từ khắp nơi trên thế giới tập trung tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ. Cuộc họp thường niên của WEF, kéo dài đến thứ Sáu, diễn ra với chủ đề “ Xây dựng lại niềm tin ”.
WEF cho biết chương tŕnh Davos thể hiện tinh thần đối thoại cởi mở và mang tính xây dựng giữa các nhà hoạch định chính sách, lănh đạo doanh nghiệp và xă hội dân sự, trong đó những lợi ích và hạn chế của AI dự kiến sẽ là chủ đề thảo luận chính. Sự kiện này đă bị chỉ trích trong những năm gần đây v́ lạc lơng , không hiệu quả và không phù hợp .