Theo như trên internet đại lục, các hashtag như "Bầu cử Đài Loan" và "Tổng tuyển cử Đài Loan" đă từng bị chặn về cuộc bầu cử ở Đài Loan đă khơi dậy nhiệt t́nh chính trị của nhiều Hoa kiều, nhưng vào ngày bầu cử, các phương tiện truyền thông chính thức của chính quyền Trung Quốc lại cực kỳ im ắng, hầu như không có đưa tin.
Các tờ báo địa phương đưa tin về chiến thắng của Đảng Dân tiến trong cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan vào ngày 14/1/2024. (Ảnh của YASUYOSHI CHIBA/AFP qua Getty Images)
Cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan đă kết thúc vào ngày 13/1, với sự đắc cử của ứng viên Đảng Dân tiến là ông Lại Thanh Đức và bà Tiêu Mỹ Cầm. Trong khi cộng đồng quốc tế lo ngại về t́nh h́nh căng thẳng có thể xảy ra ở eo biển Đài Loan trong bốn năm tới, nhưng nhiều người Hoa ở nước ngoài lại nhận được thông điệp tích cực. Các chuyên gia cho rằng, bầu cử Đài Loan có thể sẽ dẫn dắt sự thay đổi chính trị ở Trung Quốc.
Hai bờ eo biển là 2 thế giới khác biệt
Cuộc bầu cử ở Đài Loan đă khơi dậy nhiệt t́nh chính trị của nhiều Hoa kiều, nhưng vào ngày bầu cử, các phương tiện truyền thông chính thức của chính quyền Trung Quốc lại cực kỳ im ắng, hầu như không có đưa tin. Trên internet đại lục, các hashtag như "Bầu cử Đài Loan" và "Tổng tuyển cử Đài Loan" đă từng bị chặn.
Cư dân mạng đại lục đă nhận thấy điều này, một cư dân mạng đăng trên weibo hỏi: "Hôm nay là ngày bầu cử ở Đài Loan? Tại sao không có tin tức ǵ cả!"
Ông Kim Chung, tổng biên tập tạp chí chính trị Open của Hong Kong, nói với The Epoch Times rằng chính quyền Trung Quốc sợ rằng những cảnh tượng ấm áp và cảm động về cuộc bầu cử ở Đài Loan sẽ bị người đại lục nh́n thấy, tất nhiên là sau khi họ xem xong, họ sẽ nghĩ, Đài Loan làm được, tại sao chúng ta lại không? Điều này rất có hại cho một chế độ độc tài.
"Tất nhiên là chính quyền Trung Quốc sợ hăi. Toàn bộ quá tŕnh bầu cử ở Đài Loan không được phép để người đại lục biết. CCTV, các trang web và báo chí trong nước đều đưa tin tiêu cực. Nói rằng Đảng Dân tiến đang t́m kiếm sự độc lập cho Đài Loan là điều vô nghĩa".
Ông Kim Chung nói rằng hiện nay trên truyền h́nh ở nước ngoài và internet đă thấy rất rơ rằng ba nhóm ứng cử viên của 3 đảng ở Đài Loan đă đi khắp nơi để lấy đà và vận động phiếu bầu, c̣n phe đối lập th́ cạnh tranh nhau và chỉ ra điểm yếu của nhau, người b́nh thường có thể thấy rơ điều đó.
Cuộc tổng tuyển cử ở Đài Loan đă thể hiện những phẩm chất công dân xuất sắc của người dân Đài Loan. Kỹ năng nói trước đám đông, vận động trên đường phố và làm việc nhóm quyết liệt đă truyền cảm hứng cho sự nhiệt t́nh và tiềm năng cá nhân của người dân Đài Loan.
Ông Kim Chung cho rằng cuộc tổng tuyển cử ở Đài Loan đă hiện thực ‘Chủ nghĩa Tam dân’ của Tôn Trung Sơn là tuyển chọn nhân tài, chọn những người có đức độ, trong sạch, không tham nhũng và có tư cách đạo đức tốt; thứ hai là năng lực, nghĩa là có năng lực làm việc và lănh đạo, đề xuất chính sách và chương tŕnh chính trị có thể được người dân chấp nhận. Những điều này người dân đại lục có thể thấy rơ.
Chính quyền Trung Quốc biết rơ rằng nền dân chủ Đài Loan là nghiêm túc, cởi mở và công bằng, không hối lộ hay bạo lực, nhưng tại sao Trung Quốc vẫn tiếp tục vu khống, xuyên tạc, công kích?
Ông Kim Chung cho rằng, dưới chế độ độc tài độc đảng, người dân không có quyền bầu cử thật sự, ngay cả phiếu bầu đại biểu Quốc hội toàn quốc và Đại hội Đảng toàn quốc cũng là giả. Lần trước ông Tập sửa đổi hiến pháp, một sự việc lớn như vậy mà nhận được 100% phiếu bầu, đó chỉ là tṛ cười.
"Hiện nay, mục đích thực sự của chính quyền Trung Quốc trong việc thống nhất Đài Loan chính là do hệ thống chính trị giữa hai bờ eo biển không giống nhau. Nếu thực sự đối xử ngang hàng với Đài Loan, chấp nhận t́nh trạng hiện tại của Đài Loan, th́ hệ thống dân chủ của Đài Loan có thể ảnh hưởng đến đại lục, người dân Trung Quốc sẽ đ̣i hỏi cũng phải có bầu cử, và cuối cùng ĐCSTQ sẽ không thể ngồi yên được nữa".
Bầu cử Đài Loan: Có thể dẫn tới thay đổi chính trị ở Trung Quốc
Cuộc bầu cử ở Đài Loan này gần như đă chiếm trang nhất của tất cả các phương tiện truyền thông chính thống lớn, và mạng xă hội ở nước ngoài cũng gần như đưa tin về cuộc bầu cử, các tổ chức nghiên cứu và học thuật lớn ở nước ngoài, giới truyền thông và học giả đă lần lượt tổ chức các cuộc hội nghị để bày tỏ quan điểm và dự báo t́nh thế chính trị tương lai, và hiệu ứng của cuộc bầu cử Đài Loan đang tiếp tục lan tỏa.
Chủ tịch điều hành Hội Học thuật Trung Quốc tại Princeton, Trần Khuê Đức, đă nói với The Epoch Times rằng, ông cũng đă đến Đài Loan để quan sát cuộc bầu cử, và đúng vào ngày công bố kết quả bầu cử, ông tham gia một hội nghị với chủ đề "Dân chủ chính trị ở Đài Loan làm thế nào để dẫn dắt sự biến đổi chính trị ở Trung Quốc”.
Ông Trần cho biết, không có nhiều bất ngờ về kết quả cuộc tổng tuyển cử ở Đài Loan lần này nhưng ông nghĩ đây là một ngày đặc biệt. Trước hết, điều này đánh dấu nền chính trị dân chủ của Trung Hoa Dân Quốc ở Đài Loan đă bước vào giai đoạn b́nh thường hóa, nếu xét về lâu dài, Đài Loan như một quốc gia kiểu mẫu về chính trị dân chủ trên thế giới, “đă tạo ra một mô h́nh cơ bản, sẽ dẫn dắt những thay đổi trong nền chính trị Trung Quốc trong tương lai".
Ông Trần cho rằng ngày 13/1 sẽ được ghi vào lịch sử như một h́nh mẫu, cuộc bầu cử ở Đài Loan đă mang lại cho người dân Trung Quốc niềm tin rằng Trung Quốc trong tương lai cũng sẽ có ngày 13/1 của riêng ḿnh và sẽ bầu tổng thống Trung Quốc theo chế độ dân chủ kiểu mẫu.
Ông Trần nói: “Cuộc bầu cử ở Đài Loan cho thấy rất rơ ràng rằng người Trung Quốc cũng có thể đóng vai tṛ dẫn đầu trong việc phát triển nền dân chủ trên thế giới”.
Người Trung Quốc có cách nói ‘cựu bang tân mệnh’(nước cũ vận mệnh mới), ông Trần nói: “Trung Hoa Dân Quốc, một đất nước cũ, thực tế đă tạo ra vận mệnh mới ở Đài Loan. Đài Loan làm được th́ tại sao Trung Quốc đại lục lại không làm được? Từ mọi khía cạnh, đều mang lại nguồn cảm hứng lớn cho người dân Trung Quốc.
Sự cạnh tranh về thể chế giữa hai bên eo biển Đài Loan đă chứng minh rơ ràng rằng, cách tiếp cận chính trị của Bắc Kinh nhằm đàn áp nhân quyền và mở rộng ra bên ngoài là không có lối thoát. Ông Trần nói rằng điều ĐCSTQ lo sợ nhất không phải là Trung Quốc sẽ không thống nhất, mà là sợ Đài Loan sẽ đặt ra thách thức cơ bản đối với hệ thống chính trị của Trung Quốc đại lục. “Đây là mối quan ngại lớn của các nhà cầm quyền Trung Quốc nên họ phải giải quyết vấn đề Đài Loan, đưa Đài Loan vào hệ thống của ḿnh và làm mọi cách có thể để bóp nghẹt Đài Loan”.
Cuộc bầu cử của Đài Loan cũng giành được sự ủng hộ từ phương Tây, các cơ quan hành chính của hơn 50 quốc gia, bao gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Pháp, Anh, Đức và Canada, đă chúc mừng Đài Loan bầu cử thành công, gây ra "sự bất b́nh mạnh mẽ" từ Trung Quốc.
Trong quá tŕnh bầu cử, ĐCSTQ đă sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như đe dọa dân sự và quân sự, thử tên lửa, can thiệp bầu cử bằng AI và gây áp lực lên kinh tế. Ông Trần Khuê Đức cho rằng chính quyền Trung Quốc cũng biết rằng dù áp dụng phương pháp nào cũng không thể chống lại cuộc bầu cử ở Đài Loan, trước đây các cuộc tấn công bằng tên lửa đều vô ích, thậm chí phản tác dụng, càng thúc đẩy quyết tâm theo đuổi con đường tự do của người dân Đài Loan.
Nh́n bề ngoài, quan hệ hai bờ eo biển dường như đang bị đóng băng, chính quyền Trung Quốc đang gây áp lực kinh tế lên Đài Loan và ngăn cản các sản phẩm của Đài Loan nhập khẩu vào thị trường đại lục. "Nhưng những điều này không c̣n là mối đe dọa quá đáng kể đối với Đài Loan. Đài Loan không c̣n quá phụ thuộc vào Trung Quốc. Vai tṛ của ĐCSTQ ngày càng giảm sút, ngày càng kém đi và không thể làm ǵ được", ông Trần Khuê Đức nói.