1/17SEB Bank, ngân hàng lớn nhất Bắc Âu với tổng tài sản gần 339 tỷ USD, được Thủ tướng Phạm Minh Chính mời tham gia cơ cấu nhà băng yếu kém Việt Nam.
Đề nghị này được Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu chiều 17/1 khi tiếp Marcus Wallenber, lănh đạo Skandinaviska Enskilda Banken - SEB Group (Thụy Điển), nhân chuyến làm việc tại Davos, Thụy Sĩ, dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF).
SEB Group là tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, sở hữu SEB Bank, ngân hàng lớn nhất Bắc Âu theo vốn hóa thị trường, với tổng tài sản gần 339 tỷ USD.
Thủ tướng cho biết, Việt Nam khuyến khích sự tham gia của các tổ chức có tiềm lực tài chính, kinh nghiệm và khả năng hỗ trợ. Ông đề nghị SEB tham gia thị trường tài chính Việt Nam, quá tŕnh xây dựng chính sách và nghiên cứu khả năng đầu tư, tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Marcus Wallenberg, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn SEB, tại Davos (Thụy Sĩ), chiều 17/1. Ảnh: Đoàn Bắc
Ông Marcus Wallenberg, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn SEB, cũng thể hiện mong muốn đầu tư tại Việt Nam. Trước mắt, SEB sẽ tổ chức Hội nghị doanh nghiệp khu vực Bắc Âu tại Hà Nội để tiếp tục t́m hiểu cơ hội hợp tác đầu tư, đặc biệt là sự phát triển công nghiệp, chuyển đổi số, phát triển bền vững.
Hiện 5 ngân hàng được kiểm soát đặc biệt ở Việt Nam, gồm CBBank, OceanBank, GPBank, DongABank và SCB. Việc cơ cấu lại các ngân hàng yếu kém đang chậm, khó khăn trong việc t́m nhà đầu tư tự nguyên tham gia.
Trước đó, Ngân hàng Mizuho - một trong ba ngân hàng lớn nhất Nhật Bản - cũng được Thủ tướng Phạm Minh chính đề nghị tham gia tái cấu trúc ngân hàng yếu kém của Việt Nam, nhân chuyến công tác và dự Hội nghị cấp cao kỷ niệm 50 năm ASEAN - Nhật Bản cuối năm 2023.
Theo Thủ tướng, quan hệ Việt Nam và Thụy Điển phát triển tốt đẹp là nền tảng thuận lợi để các doanh nghiệp hai bên hợp tác. Ông cũng gợi ư SEB phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư kết hợp tổ chức hội nghị kết nối các doanh nghiệp, địa phương Việt Nam và Bắc Âu, nhất là trong lĩnh vực chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, phát triển kinh tế tuần hoàn.
Từ 16 đến 18/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Thường niên lần thứ 54 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ. WEF thường thu hút sự tham dự của hầu hết lănh đạo các nước, tổ chức quốc tế cũng như các tập đoàn, công ty hàng đầu thế giới. Việt Nam và WEF có quan hệ từ năm 1989. WEF thường mời Việt Nam tham dự các hội nghị thường niên tại Davos và các hội nghị của WEF về Đông Á
|