Các tế bào ung thư phân chia không kiểm soát và có khả năng xâm nhập, phá hủy mô và tế bào b́nh thường. Tế bào ung thư có thể lan rộng qua các hạch bạch huyết, phát triển nhanh chóng đến khu vực khác gọi là ung thư di căn.
Chế độ dinh dưỡng khoa học hỗ trợ quá tŕnh điều trị, kiểm soát bệnh ung thư. Trong đó, sữa là nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe nói chung. Thành phần dinh dưỡng trong sữa hạt và sữa ḅ khác nhau.
Sữa hạt được chế biến từ những loại hạt tự nhiên như đậu nành, đậu xanh, hạnh nhân, óc chó, gạo lứt, ngô, đậu phộng... Ưu điểm của sữa hạt là chứa nhiều đạm thực vật, chất bột đường, chất béo lành tính, nhất là axit béo không no nhiều nối đôi (axit omega 3, 6, 9), chất xơ, vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa.
Hạn chế của sữa hạt là đạm có nguồn gốc thực vật, không có các axit amin mà cơ thể không tự tổng hợp được như đạm động vật, hàm lượng canxi thấp. Sữa hạt cũng thường không có vitamin B12 vốn có vai tṛ sản sinh và tổng hợp huyết cầu tố (hemoglobin). Người uống sữa hạt dễ bị thiếu máu thiếu sắt - t́nh trạng thường gặp ở người bệnh ung thư.
Uống sữa ḅ có thể hỗ trợ khắc phục nhược điểm của sữa hạt như đảm bảo nguồn cung cấp canxi, protein, vitamin B12 tốt cho bệnh nhân thiếu máu.
Chọn sữa hạt hay sữa ḅ cho bệnh nhân ung thư c̣n tùy t́nh trạng dinh dưỡng, bệnh lư, các thuốc, sản phẩm bổ sung đang uống. Người bệnh vẫn cần cân đối với nhu cầu, sở thích để có thực đơn hợp lư.
Người bệnh ung thư có thể phối hợp uống cả hai loại sữa này và xây dựng thực đơn phù hợp giúp ngon miệng, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng.
Người bệnh nên đi khám dinh dưỡng để được bác sĩ tư vấn cụ thể, ngoài ra cần tuân thủ liệu tŕnh điều trị, tái khám của bác sĩ chuyên khoa ung bướu.
VietBF@sưu tập
|