Giữa những bất ổn đang diễn ra ở Trung Đông, Trung Quốc đang đạt được hết thành công này đến thành công khác trong khu vực, không chỉ mở rộng sự hiện diện kinh tế mà c̣n cạnh tranh ảnh hưởng với Mỹ.Peter Singer, nhà phân tích chiến lược tại New America và là tác giả của nhiều cuốn sách về công nghệ và an ninh, nhận định: Giữa những bất ổn đang diễn ra ở Trung Đông - cuộc xung đột giữa Israel và Hamas tái diễn; bạo lực gia tăng ở Liban, Iraq, Vịnh Ba Tư và Biển Đỏ - có một bên đang hưởng lợi từ các sự kiện này: Trung Quốc.
Cụ thể, Bắc Kinh đang giành được hết thành công này đến chiến thắng khác ở Trung Đông, không chỉ mở rộng sự hiện diện kinh tế mà c̣n triệu tập các hội nghị thượng đỉnh cấp cao, môi giới các thỏa thuận ḥa b́nh và thậm chí tổ chức một cuộc tập trận quân sự chung với một trong những đồng minh quan trọng nhất của Mỹ trong khu vực.
Dễ dàng hiểu tại sao các quốc gia ở Trung Đông lại t́m kiếm mối quan hệ chặt chẽ hơn với Trung Quốc. Hợp tác với một cường quốc quân sự không phải là Washington giúp họ thoát khỏi sự phụ thuộc vào Mỹ - mục tiêu mà ngay cả các đồng minh thân cận của Mỹ như Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) đă nhiều lần bày tỏ trong thập kỷ qua.
Mục tiêu kinh tế
Các nguồn tin ở Trung Quốc thường xuyên đề cập đến mối liên hệ hàng thế kỷ giữa Trung Quốc và Trung Đông; Ví dụ, họ lưu ư rằng UAE trong lịch sử là nơi sinh sống của hơn 100.000 người gốc Hoa. Nhưng cũng như các sáng kiến toàn cầu khác, cốt lơi ban đầu của những nỗ lực của Bắc Kinh là kinh tế. Trung Quốc nh́n thấy cơ hội kinh tế lớn ở Trung Đông, đặc biệt là với các quốc gia vùng Vịnh giàu năng lượng.
Các nước ở Trung Đông tham gia “Sáng kiến Vành đai và Con đường” của Bắc Kinh đă tăng nhập khẩu sản phẩm Trung Quốc lên 8,9% chỉ trong thập kỷ qua, trong khi vào năm 2021, thương mại song phương giữa các nước vùng Vịnh Ba Tư và Trung Quốc đă tăng ở mức kỷ lục 44,3%. Khi nền kinh tế toàn cầu chậm lại vào năm 2022, thương mại giữa các nước vùng Vịnh và Trung Quốc vẫn tăng 27,1%, trái ngược hoàn toàn với thương mại sụt giảm giữa Trung Quốc với cả Nhật Bản và Mỹ.
Điều này càng được phản ánh trong xu hướng tài chính: hơn 42 ngh́n tỷ Nhân dân tệ (khoảng 6.000 tỷ USD) đă được sử dụng cho thanh toán quốc tế vào năm 2022, nâng đồng tiền của Trung Quốc lên vị trí tiền tệ phổ biến thứ 5 trên thế giới. Bắc Kinh đă bày tỏ mong muốn sử dụng các mối quan hệ ở khu vực để phá “thế độc quyền” của Mỹ tại các quốc gia sản xuất dầu mỏ, vốn chủ yếu sử dụng đồng đô la Mỹ để giao dịch dầu mỏ.
Trung Quốc coi những mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với khu vực như một phương tiện để mở rộng ảnh hưởng chính trị ở Trung Đông. Ví dụ, “Tài liệu chính sách chính thức về các nước Arab” của Trung Quốc mô tả những lợi thế của việc “thu hút” các quốc gia Arab thông qua đầu tư và thương mại; công nghệ hàng không vũ trụ thông qua hệ thống định vị Beidou; cũng như “hợp tác về vũ khí và trang thiết bị” cùng với “huấn luyện quân sự chung”.
Điều này được minh họa bằng mối quan hệ giữa Trung Quốc và UAE. Hợp tác kinh tế và tư pháp chặt chẽ hơn vào đầu những năm 2000 đă dẫn đến sự thống nhất về “Vấn đề Đài Loan” vào năm 2010. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh đă có chuyến thăm chính thức UAE vào năm 2018, sau đó là các chuyến cập cảng “thiện chí” của tàu hải quân vào năm 2020. Năm 2022, UAE và Trung Quốc đă tổ chức các cuộc họp về cơ chế hợp tác chống khủng bố và cực đoan, sau đó là cuộc tập trận chung Falcon Shield 2023 vào tháng 8 của lực lượng không quân. Đáng chú ư, cuộc tập trận được tổ chức tại khu vực Tân Cương bất ổn của Trung Quốc.
Giảm ảnh hưởng của Mỹ
Lợi ích chiến lược hàng đầu của Trung Quốc ở Trung Đông c̣n liên quan đến các quốc gia có truyền thống thù địch với Mỹ. Ví dụ, vào năm 2021, Bắc Kinh và Tehran đă kư một thỏa thuận kéo dài 25 năm để thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế và quân sự. Tất nhiên, điều này sẽ làm phức tạp thêm chính sách của Mỹ trong khu vực.
Nhưng gần đây hơn, Bắc Kinh đă hướng đến các đồng minh lâu đời của Mỹ với thành công ngày càng tăng. Chẳng hạn, ngay sau cuộc tập trận chung năm 2023, UAE đă thông báo rằng họ sẽ gia nhập khối BRICS trong tháng này. Saudi Arabia cũng được cho là đang xem xét tham gia.
Các đồng minh truyền thống này của Mỹ lưu ư rằng mối quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn với Trung Quốc cũng mang lại sự cân bằng, đặc biệt là giúp họ không trở nên phụ thuộc quá mức vào Washington. Ví dụ, vào tháng 8 năm ngoái, Thủ tướng Qatar Mohammed Bin Abdulrahman al-Thani nói: “Cùng năm chúng tôi được Mỹ chỉ định là đồng minh ngoài NATO, chúng tôi cũng đă kư ba thỏa thuận năng lượng mới với Trung Quốc”.
Trung Quốc luôn muốn thể hiện ḿnh là một lựa chọn thay thế có trách nhiệm cho Mỹ ở Trung Đông, trong bối cảnh nhiều nước đang đặt câu hỏi về cam kết lâu dài của Washington đối với khu vực hoặc từ chối trước các yêu cầu của Mỹ. Chẳng hạn, các nhà quan sát lưu ư rằng UAE đă rút khỏi liên minh hàng hải do Mỹ đứng đầu nhằm bảo vệ các tuyến đường biển trong khu vực, tương tự như việc Washington đang yêu cầu các quốc gia giảm quan hệ với Nga và Trung Quốc.
Ngoài ra, Trung Quốc gần đây cũng có những thành công ngoại giao trong khu vực, ví dụ, môi giới nối lại quan hệ ngoại giao giữa các đối thủ trong khu vực là Saudi Arabia và Iran hoặc tổ chức một hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp giữa các ngoại trưởng Hồi giáo để gây áp lực buộc Israel ngừng các hoạt động quân sự ở Gaza.
Lợi ích quân sự
Thương mại vũ khí cũng ảnh hưởng lớn đến những nỗ lực của Bắc Kinh ở Trung Đông, phù hợp với mục tiêu lớn hơn của Trung Quốc là thay thế Nga và cả phương Tây với tư cách là nhà cung cấp vũ khí. Nh́n chung, doanh số bán vũ khí của Trung Quốc sang Trung Đông đă tăng 80% trong thập kỷ qua. Trong khi trước đây Trung Quốc chủ yếu nhắm vào các đối thủ của Mỹ như Iran – nước được cho là sẽ mua J-10C cũng như máy bay chiến đấu FC-1 Xiaolong, thanh toán thông qua trao đổi dầu và khí đốt tự nhiên – th́ về cơ bản đến nay Bắc Kinh đă mở rộng sang nhiều đối tác khác là đồng minh của Mỹ trong khu vực, ngoại trừ Israel.
Sự thành công trên diễn ra ngay cả khi Mỹ tiếp tục đóng vai tṛ là nhà bảo đảm an ninh cho các quốc gia đó và bất chấp nỗ lực của nhiều chính quyền Mỹ nhằm hạn chế điều này. Ví dụ, trong khi các lực lượng của Mỹ ngày càng bị lôi kéo vào nỗ lực bảo vệ các chuyến hàng năng lượng từ Vịnh Ba Tư, đỉnh điểm là cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái của Houthi gần đây, th́ Saudi Arabia được cho là đang đàm phán để mua máy bay không người lái (UAV) Sky Saker FX80, máy bay trinh sát (VTOL) CR500, máy bay cảm tử Cruise Dragon 5 và hệ thống pḥng không tầm ngắn (SHORAD) HQ-17AE. Và trong khi Ai Cập đă nhận được hơn 50 tỷ USD viện trợ quân sự từ Mỹ kể từ năm 1978, trong đó có 1,3 tỷ USD vào năm ngoái, nước này được cho là đang đàm phán để mua máy bay chiến đấu đa năng J-10C của Trung Quốc.
Giống như việc bán vũ khí của Mỹ, Bắc Kinh không chỉ t́m kiếm lợi nhuận thông qua chuyển giao vũ khí mà c̣n mở rộng sự hiện diện và quan hệ đối tác. Ở Saudi Arabia, Trung Quốc đă nỗ lực thâm nhập vào các mục tiêu công nghiệp hóa quốc gia của Riyadh, bao gồm việc cung cấp tên lửa do Trung Quốc thiết kế cho máy bay không người lái Saqr, cũng như tiềm năng sản xuất JF-17 tại Saudi Arabia. Và cuộc tập trận chung Falcon Shield 2023 được lấy tên từ Hongdu L-15 Falcon, máy bay huấn luyện và chiến đấu hạng nhẹ của Không quân Trung Quốc được UAE mua vào tháng 2 năm ngoái.
Mỗi động thái như vậy đều mở rộng sự hiện diện và ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực. Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, UAE và Trung Quốc có thể sẽ tiến hành các cuộc tập trận xa hơn, trên phạm vi rộng hơn trong tương lai, làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa hai nước và củng cố hơn nữa lợi ích của Trung Quốc trong khu vực.
Các chuyên gia quân sự ở Trung Quốc c̣n mô tả làm thế nào thông qua các cuộc tập trận, quân đội hai nước có thể “khơi dậy sức mạnh của nhau”, khi các phương tiện truyền thông chính thức đưa tin rằng các phi công của UAE sẽ mang lại “kinh nghiệm thực tế phong phú, có lợi cho tiến bộ chung của cả hai bên”. Phần lớn “kinh nghiệm” này ban đầu có được từ những năm UAE tham gia huấn luyện và tập trận chung với Lực lượng Không quân Mỹ.
|
|