Armenia chính thức trở thành thành viên của Ṭa H́nh sự Quốc tế, động thái từng bị Nga chỉ trích là "không thân thiện".
"Quy chế Rome của Ṭa H́nh sự Quốc tế (ICC) chính thức có hiệu lực đối với Armenia từ ngày 1/2", Yeghishe Kirakosyan, đặc phái viên của Armenia về các vấn đề pháp lư quốc tế, thông báo.
Armenia là quốc gia thứ 124 trên thế giới và thứ 19 ở Đông Âu tham gia Quy chế Rome.
Động thái diễn ra hơn ba tháng sau khi Tổng thống Vahagn Khachaturyan kư quyết định phê chuẩn Quy chế Rome, công nhận quyền tài phán của ICC tại nước này. Trong thư gửi ṭa án, Ngoại trưởng Armenia Ararat Mirzoyan cam kết "hợp tác đầy đủ và không chậm trễ với ṭa".
ICC, ṭa án có trụ sở tại Hà Lan, hồi tháng 3 năm ngoái phát lệnh bắt Tổng thống Nga Vladimir Putin v́ những cáo buộc liên quan xung đột ở Ukraine. Nga bác bỏ những cáo buộc này và không thừa nhận thẩm quyền của ICC.
Armenia hiện có nghĩa vụ bắt lănh đạo Nga nếu ông đặt chân tới lănh thổ nước này.
Trụ sở ICC tại The Hague, Hà Lan. Ảnh: ICC
Các nước phương Tây hoan nghênh Armenia gia nhập ICC. "Thế giới đang trở nên nhỏ bé hơn đối với lănh đạo Nga", Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen nói.
Giới chức Nga chưa b́nh luận về thông tin.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov hồi tháng 10/2023 gọi việc Armenia phê chuẩn Quy chế Rome là "quyết định sai lầm", trong khi Bộ Ngoại giao Nga mô tả đây là "bước đi không thân thiện".
Nga và Armenia là đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO). Nga cũng có căn cứ quân sự ở Armenia, nhưng căng thẳng giữa hai bên ngày càng leo thang liên quan tới vai tṛ của lực lượng ǵn giữ ḥa b́nh Nga ở khu vực Nagorno-Karabakh.
Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan đă t́m cách xoa dịu những lo ngại của Điện Kremlin, nói quyết định này không nhằm vào Nga.
"Gia nhập ICC mang lại cho Armenia những công cụ quan trọng để ngăn chặn tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người trên lănh thổ của chúng tôi. Trước hết, quyết định này liên quan đến Azerbaijan", đặc phái viên Kirakosyan nói.
Nhà phân tích độc lập Vigen Hakobyan cho rằng Armenia hy vọng bằng cách gia nhập ICC, một bước đi nhạy cảm đối với Nga, họ có thể được phương Tây đảm bảo an ninh. "Nhưng rơ ràng họ đă làm căng thẳng mối quan hệ với Nga và cũng không nhận được sự đảm bảo an ninh thực sự từ phương Tây", ông nói.
Armenia từng kư Quy chế Rome năm 1999 nhưng không phê chuẩn với lư do mâu thuẫn với hiến pháp. Ṭa hiến pháp Armenia đầu năm ngoái cho biết những trở ngại đó đă được loại bỏ sau khi nước này thông qua hiến pháp mới năm 2015.
VietBF@sưu tập