Vừa cầm vật thể lạ lên, các chuyên gia đã biết nó không tầm thường qua màu sắc bên ngoài.
Năm 2010, một lão nông ở Chu Ninh, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc đang cuốc đất đột nhiên đụng trúng vật thể dài có cán. Lão nông cảm thấy vật đó rất cứng nên đã cẩn thận dùng tay đào nó ra. Ông nhìn kĩ và thầm nghĩ đây chỉ là một chiếc gáo múc nước bằng kim loại. Ông lão không nghĩ ngợi gì chỉ đặt nó sang một bên và làm tiếp việc.
Sau khi kết thúc ngày cuốc đất, lão nông mang chiếc gáo về nhà. Trên đường về, ông ghé qua hỏi vài người trong làng nhưng không từng thấy thứ này. Cứ thế, lão nông đem vật thể đào được dưới đất về cất trong kho.
Lão nông đào trúng vật thể lạ và ông cho rằng đó chỉ một "chiếc gáo múc nước". (Ảnh: Sohu)
Vài tháng sau, một số nhà khảo cổ học từ bảo tàng huyện Chu Ninh đã tới ngôi làng của ông lão để nghiên cứu các di tích văn hóa. Họ tình cờ thấy vật thể dài có cán của lão nông có nhiều điểm kỳ lạ. Chiếc gáo có bụng tròn, vành miệng rộng, tay cầm dài, thân gáo được phủ một lớp gỉ màu xanh. Vừa nhìn lớp phủ màu xanh, họ đã biết chiếc gáo múc nước của lão nông không tầm thường, nó phải là một hiện vật lịch sử. Do đó, họ đã đề nghị đem chiếc gáo này về kiểm định.
Đồng thời, nhóm chuyên gia lập tức phong tỏa cánh đồng nơi lão nông tìm thấy vật thể lạ để khai quật. Tuy nhiên, họ không tìm thấy thêm thứ gì khác.
Hóa ra, vật thể này thực sự là một loại bàn là được dùng từ cuối thời Đông Hán. Nó có tuổi đời hơn 1.800 năm. Các chuyên gia đánh giá đây là chiếc bàn là lâu đời nhất được tìm thấy ở Trung Quốc. Vì chiếc bàn là này được làm từ đồng với hàm lượng tương đối cao nên sau quá trình oxy hóa nó sẽ chuyển sang màu xanh lục.
Sau khi biết được lai lịch thực sự của chiếc bàn là, lão nông đã tặng lại nó cho các nhà khảo cổ của bảo tàng Chu Ninh. Hiện chiếc bàn là này đang được trưng bày tại bảo tàng.
Từ thời xa xưa, những chiếc bàn là ban đầu được tạo ra để làm dụng cụ tra tấn tội phạm. Tới cuối thời nhà Tần, nó được phát triển thành một dụng cụ ủi quần áo. Những chiếc bàn ủi bằng đồng tương tự như của lão nông tìm thấy thường dùng để ủi vải lụa. Những gia đình quý tộc, hoàng tộc mới được dùng loại bàn là này. Sau này, vào thời nhà Đường, khi cuộc sống ấm no hơn, những chiếc bàn là mới được người dân sử dụng rộng rãi.
VietBF@ Sưu tập