Đang đào mương thì đụng phải bình cổ đựng 40kg vàng, chuyên gia lập tức được mời tới, 3 anh em có quyết định bất ngờ khiến cả làng tẩy chay. Đào được hũ vàng lớn, 3 anh em nhà họ Vạn ở Trung Quốc đã có quyết định bất ngờ, khiến nhiều người không ngờ tới.
Vô tình đào được bình cổ chữa 40kg vàng
Tháng 2 năm 1982, khi giao mùa đông xuân, dân làng thị trấn Mutian, huyện Xuyi, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc đã chuẩn bị cày cấy sớm cho mùa xuân.
Trên cánh đồng của làng, những người nông dân đang làm việc chăm chỉ, họ dọn dẹp kênh rạch để thuận tiện cho công việc gieo hạt và tưới tiêu sau này.
Bỗng nhiên, ở một thửa ruộng bỗng trở nên sôi động, có người hét lên điều gì đó, sau đó ba anh em họ Vạn bỏ dở việc làm ruộng, ôm một chiếc bình đầy bùn chạy về nhà trong sự vội vàng.
Một người dân làng đang làm việc ở gần anh em họ Vạn gọi những người khác: "Họ Vạn đào được vàng. Chúng ta hãy đến nhà họ để chia vàng!"
Nhà họ Vạn có 3 anh em, người anh cả là Vạn Y Tài. Ba anh em đều đã lập gia đình nhưng vẫn sống cùng bố mẹ, Vạn Y Tài đóng vai trò là chủ gia đình.
Tổ tiên của gia đình họ là nông dân, đến lượt an hem họ cũng vẫn kiếm sống bằng nghề nông. Nhưng cuộc sống vẫn rất thiếu thốn, khó khăn.
Tất nhiên, ở thời điểm năm 1982, không phải chỉ có gia đình họ, cả làng đều chủ yếu duy trì cuộc sống bằng cách làm nông, việc kiếm được nhiều tiền, giàu có chỉ là ảo tưởng.
Vạn Y Tài là người lương thiện, lời nói và hành động dứt khoát, nên dân làng có ấn tượng tốt, bầu anh làm đội trưởng đội sản xuất của làng.
Ngày 10/2/1982, thôn tổ chức cho dân làng dọn sạch các kênh mương cạnh ruộng để đảm bảo sau này nước được chuyển thông suốt để tưới tiêu. Đội trưởng có trách nhiệm phân công cho dân làng mỗi người chịu trách nhiệm dọn dẹp 1 khu vực. Ba anh em họ cũng phụ trách 1 đoạn mương.
Công việc khá vất vả. Khi họ đang dùng xẻng để đào đất đá, thì đột nhiên va phải một vật cứng trong bùn. Nghĩ là đào phải đá hộc, họ dùng tay xác định vật thể và cố gắng lấy hòn đá ra để khơi thông dòng chảy. Nhưng khi chạm vào, 3 anh em họ Vạn phát hiện đó không phải đá mà là một cái bình lớn. Họ nhìn nhau rồi không ai bảo ai cùng nỗ lực đào chiếc bình lên khỏi mặt nước trong vài phút.
Những mảnh vàng lấp lánh trong chiếc bình cổ
Khi mở nắp, đột nhiên họ nhìn thấy những mảnh kim loại màu vàng lấp lánh. “Đó chính là những thỏi vàng”, người em út hét lên. Nhưng sau đó 2 người anh lớn vội vàng giữ im lặng và họ cùng nhau mau chóng ôm chiếc bình về nhà.
Anh em họ Vạn khóa cửa, rửa sạch chiếc bình kim loại đã rỉ sét. Thật bất ngờ, trong bình chứa đầy vàng miếng, khối lượng ước tính tới cả 40 kilogam. Trước sự cám dỗ đó, 3 anh em thỏa thuận sẽ chia đều số vàng cho 3 gia đình.
Quyết định bất ngờ
Ban đầu, Vạn Y Tài rất hào hứng với số của cải từ trên trời rơi xuống này. Nhưng do dự hồi lâu, anh suy tính, hũ vàng này có lẽ thuộc sở hữu của chủ đất xưa hoặc là cổ vật lịch sử, theo lý thì nên giao lại cho chính quyền.
Nhưng thật bất ngờ, lúc này rất nhiều dân làng đang vây quanh nhà họ, bởi họ nghĩ rằng, hũ vàng được tìm thấy trên đất của công, thì nên được chia cho toàn bộ người dân.
Vạn Y Tài tìm cách đến thẳng trụ sở chính quyền, thông báo với lãnh đạo xã. Chính quyền nhanh chóng báo cáo lên cấp trên và cử chuyên gia khảo cổ tới nhà Vạn Y Tài để thẩm định chiếc bình quý. Chuyên gia khảo cổ khi nhìn thấy chiếc bình liền vui mừng. Sau khi xem xét kỹ lưỡng ông khẳng định chiếc bình quả thực là mọt bảo vật quý hiếm, giá trị của nó cao gấp trăm lần so với số vàng bên trong.
Chiếc bình được trưng bày ở bảo tàng
Đó là một chiếc bình đồng vốn có từ thời Chiến Quốc, có dấu tích từ năm 315 TCN. Chiếc bình và số vàng sau đó được chính quyền trưng bày tại Bảo Tàng Nam Kinh, Trung Quốc. Năm 2013, nó được Cục Quản lý Di sản văn hóa Trung Quốc đưa vào “Lô di tích văn hóa quốc gia cấm triển lãm ở nước ngoài”. Điều đó càng khẳng định giá trị của nó.
Anh em nhà họ Vạn đã đóng góp công sức trong việc phát hiện cổ vật. Họ đã được trao thưởng 10.000 NDT. Số tiền này họ dùng để cải tạo lại ngôi nhà cũ và cải thiện cuộc sống gia đình. Nhiều người làng cho rằng, so với 40kg vàng, số tiền thưởng chẳng thấm vào đâu. Họ kỳ thị anh em nhà họ Vạn vì đã giao nộp toàn bộ số vàng cho chính quyền, khiến người dân không ai có chút lợi lộc nào. Nhưng 3 anh em không hối hận vì đã góp phần bảo tồn lịch sử, văn hóa. Về sau, 2 trong số 3 anh em đã chuyển tới nơi khác sinh sống, còn anh cả Vạn Y Tài vẫn cố bám trụ lại quê hương để thờ phụng tổ tiên.
VietBF@ sưu tập