Đại úy Đoàn Ngọc Đỗ Quyên từng lo lắng khi nhận nhiệm vụ quản lư 29 nữ phạm nhân nước ngoài, 12 quốc tịch, phần lớn mang án chung thân ở trại giam lớn nhất nước.
Nụ cười hiền, nữ đại úy quê Bắc Giang cho biết đă t́m được nhiều niềm vui trong công việc quản giáo tại Phân trại số 1, Trại giam Thủ Đức (Cục C10, Bộ Công an) đóng tại tỉnh B́nh Thuận. Đây là một trong những trại giam lớn nhất nước, trong đó có hơn 800 phạm nhân nước ngoài với 39 quốc tịch.
"Nhiệm vụ của quản giáo là gần gũi, giáo dục những phạm nhân, để họ nhận biết sai lầm đă phạm phải mà quay đầu hướng thiện", đại úy Quyên chia sẻ về công việc đă gắn bó suốt 16 năm qua.
Đại úy Đoàn Ngọc Đỗ Quyên khi nói về các nữ phạm nhân ngoại quốc ḿnh quản lư. Ảnh: Đ́nh Văn
Chị Quyên được lănh đạo trại giam đánh giá cao trong công tác giáo dục hàng trăm người phạm tội. Tuy vậy, năm 2020, khi được phân công quản lư 29 phụ nữ nước ngoài 27-80 tuổi, 12 quốc tịch, phần lớn mang án chung thân về ma túy, nữ đại úy từng khá lo lắng.
"Rào cản lớn nhất là ngôn ngữ", chị Quyên nói. Để quản lư, giáo dục phạm nhân, trại giam dạy tiếng Việt cho họ để giao tiếp trong sinh hoạt, lao động hoặc đơn giản là nói được nhu cầu bản thân. Chị có thể nói tiếng Anh cơ bản, song không phải phạm nhân nào cũng biết ngôn ngữ này nên để họ hiểu tiếng Việt là việc không giản đơn. Công tác nắm bắt tâm lư, đặc tính tập quán, thói quen sinh hoạt của họ để giáo dục v́ thế cũng mất nhiều thời gian, công sức hơn.
Kiệm lời về bản thân, nhưng nhắc đến các phạm nhân, nữ đại úy tỏ ra hào hứng. Chị kể, từng rất bối rối khi tiếp nhận người phụ nữ dân tộc của Lào. Trong trại không ai nói được ngôn ngữ của phạm nhân này, nên chị chủ yếu giao tiếp và hướng dẫn bằng "body language".
Hay một phạm nhân châu Á không biết ngoại ngữ, từng có lần phản đối gay gắt, không đồng ư lao động chung với cô gái châu Âu, buộc quản giáo phải là "người phán xử". Sau khi lắng nghe hai bên, chị Quyên biết mâu thuẫn xuất phát từ bất đồng ngôn ngữ và văn hóa hai quốc gia nên giải thích tường tận cho họ để xứ lư tận gốc vấn đề.
"Rất mừng là họ rất chịu học hỏi. Giờ th́ hầu hết đă có thể nói, hiểu được cơ bản tiếng Việt, nên việc phổ biến chính sách khoan hồng của Nhà nước đă dễ dàng hơn. Họ v́ thế mà tỏ ra rất phấn đấu cải tạo, mong sớm được về nhà", chị Quyên cho biết.
Cùng phân trại, trung tá Trần Văn Trung đă có thâm niên 18 năm giáo dục các nam phạm nhân ngoại quốc. Họ có tính cách, văn hóa khác nhau nhưng việc giáo dục, thuyết phục, cảm hóa phạm nhân là chung nên cán bộ quản giáo như ông phải nắm rất rơ đặc điểm của từng người để có thể tiếp xúc, uốn nắn cho phù hợp.
Nhiều năm trước, Ifeanyi Ezekiel Okonkwo, quốc tịch Nigeria, được đưa đến thi hành án chung thân tại Trại giam Thủ Đức về tội Vận chuyển trái phép chất ma túy. Những ngày mới nhập trại, phạm nhân cao hơn 1,9 m này luôn cho rằng ḿnh vô tội, không chấp nhận cải tạo, bỏ ăn và luôn gây chuyện với người khác.
Qua t́m hiểu, ông Trung biết Okonkwo sinh ra trong gia đ́nh nghèo ở vùng quê hẻo lánh, đă làm nhiều nghề nhưng cuộc sống vẫn bấp bênh. Năm 2019, anh ta được bạn bè rủ sang Việt Nam "lấy quần áo cũ, giày dép về bán" nên đồng ư tham gia. Tuy nhiên, một thời gian sau, Okonkwo nhận ra thực chất đây là đường dây buôn bán ma túy xuyên biên giới. Dù biết công việc phạm pháp nhưng anh ta không thể vượt qua cám dỗ của đồng tiền. Theo bản án, khi đường dây này bị triệt phá, Okonkwo đang vận chuyển hơn 430gr cocain.
Để cảm hóa phạm nhân này, trung tá Trung thường xuyên nói chuyện, dạy tiếng Việt, t́m hiểu tâm tư và phân tích đúng, sai. Quá tŕnh tiếp xúc, ông nhận ra đằng sau vẻ "to con lớn xác", Okonkwo sống rất t́nh cảm. Đầu năm 2022, khi được nhân viên lănh sự quán thông báo chuyện bố qua đời, anh ta đă khóc như một đứa trẻ, bỏ ăn uống nhiều ngày.
"Tôi tâm sự, động viên và hướng anh ấy nghĩ đến mẹ cùng người thân khác. Từ đó đến nay Okonkwo đă vực dậy được tinh thần, lấy lại động lực, cố gắng cải tạo, và mong sớm được giảm án để có cơ hội chăm sóc mẹ già đang chờ ở quê nhà", trung tá Trung cho biết.
Dịp Tết 2024, Trại giam Thủ Đức đă đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù cho 1.985 phạm nhân (395 người được giảm hết thời hạn tù, trong đó có 2 người nước ngoài). Những ngày này, trại giam tăng chế độ ăn cho mỗi phạm nhân gấp 5 lần ngày thường và tổ chức các hoạt động vui chơi, văn nghệ, thể thao tại các phân trại để tạo không khí vui tươi trong những ngày xuân.
VietBF@ sưu tập