Người tiêu dùng nhận thông báo cảnh cáo từ ngân hàng, cho biết đă có hoạt động
"mờ ám, có vấn đề" trong trương mục tài khoản của họ, rồi sau đó họ được cung cấp một số điện thoại để gọi. Người tiêu dùng gọi đến số đó v́ nghĩ rằng đó là ngân hàng của họ và sau đó được chuyển tiếp đến chổ gọi là
"US Marshal".
Để thuyết phục người tiêu dùng rằng
"US Marshal" này đang đứng ra giải quyết vấn đề của họ, kẻ lừa đảo yêu cầu người tiêu dùng xác định ra danh tính, rồi nói với họ là đang gặp nguy hiểm v́ có một kế hoạch rửa tiền đang chực chờ. Để được bảo vệ, họ cần rút tiền từ tài khoản tiết kiệm và séc cá nhân và chuyển chúng vào một
"ví tiền điện tử an toàn" mà
US Marshal đă mở ra để bảo vệ số tiền cho họ. Đó chỉ là một tṛ lừa đảo và người tiêu dùng nếu làm theo chỉ dẫn này sẽ bị mất tất cả số tiền trong trương mục tài khoản của ḿnh.
Bà Maria Mayo, đại diện
Cục Bảo vệ Người tiêu dùng (Division of Consumer Response and Operations – DCRP) của
Ủy ban Thương mại Liên bang (Federal Trade Commission – FTC) kể lại, trong cuộc họp qua
Zoom do
Cơ quan Dịch Vụ Truyền Thông Thiểu Số (EMS) tổ chức hôm 9/2/24 vừa qua.
Bà Maria Mayo. (Ảnh chụp qua màn h́nh Zoom)
Cũng tại cuộc hội thảo này,
FTC cho công bố ra số liệu cho thấy mức thiệt hại do gian lận lừa đảo trên toàn nước Mỹ lên đến 10 tỷ USD trong năm 2023, cao hơn 14% so với năm 2022, nhưng không phải nạn nhân nào bị lừa đảo cũng sẽ tŕnh báo với giới hửu trách.
Vấn đề thảo luận tại cuộc họp xoay quanh ở các xu hướng mới về các vụ lừa đảo hàng đầu và lư do tại sao mà việc t́m hiểu và báo cáo các vụ lừa đảo lại quan trọng đến như vậy, với mục đích là để bảo vệ cho người tiêu dùng tránh bị mắc bẫy.
Bà Maria Mayo cho biết năm 2022, số tiền mà người tiêu dùng bị lừa đảo vào khoảng 9 tỷ USD, và số tiền bị mất tối thiểu là 500 USD. Có 5 loại lừa đảo phổ biến nhất: đầu tiên, những kẻ mạo danh là một cơ quan đáng tin cậy, như mạo danh chuyện kinh doanh, với khoản tiền bị thất thoát lên đến 752 triệu USD.
Lừa đảo mạo danh cơ quan chính phủ được báo cáo cao đứng thứ hai. Trên thực tế, sự tổn thất đối với những kẻ mạo danh cơ quan
FTC đă tăng vọt từ mức trung b́nh là 3,000 USD vào năm 2019 nay lên đến 7,000 USD vào năm 2023.
Mặc dù các vụ gian lận lừa đảo này có liên quan đến vấn đề đầu tư đứng thứ tư về toàn diện, nhưng đây là hạng mục mà mọi người đả báo cáo con số bị thất thoát cao nhất: tổng cộng có đến 4,6 tỷ USD đă bị lấy cắp, cho những vụ lừa đảo này, dính líu đến việc chuyển tiền cho những người hứa hẹn sẽ dạy cho họ cách giao dịch, hoặc mua bán cổ phiếu đem lại lợi nhuận cao và nhanh nhất.
"Email là phương thức liên lạc được sử dụng nhiều nhất của những kẻ lừa đảo trong năm 2023", bà Mayo cho biết.
"Hồi năm 2022, tin nhắn là đứng số một, nhưng trước đó, chủ yếu là các cuộc gọi qua điện thoại. Những người được liên lạc qua điện thoại cho biết mức bị thiệt hại trung b́nh cao nhất là 1,480 USD, trong khi những người liên lạc qua mạng xă hội lại bị thất thoát nhiều tiền nhất, tổng cộng là 1,4 tỷ USD".
(Minh họa)
Về các phương thức thanh toán phổ biến, những người chi trả tiền cho những kẻ lừa đảo bằng cách chuyển khoản từ trương mục ngân hàng báo cáo bị mất 1,9 tỷ USD, trong khi những người đă thanh toán bằng tiền điện tử bị thất thoát đến 1,4 tỷ USD.
Bà Lois Greisman, Phó Giám đốc Bộ phận Thực hành Tiếp thị của
FTC tại Washington D.C., cho biết,
"FTC ngày càng lo lắng về những kẻ lừa đảo sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để mạo danh ra giọng nói, nhằm mục đích lừa đảo".
Bà cho biết, kẻ lừa đảo sẽ lấy một đoạn ghi âm của một bà d́ một nạn nhân từ mạng xă hội và sao chép nó để gọi cho nạn nhân, nói rằng,
"d́ đă bị một tai nạn xe hơi khủng khiếp, đang được cấp cứu ở bệnh viện, v́ không có bảo hiểm, họ cần bạn chuyển tiền gấp để phẫu thuật cứu sống nạn nhân". Nếu ai nhẹ dạ cả tin sẽ bị mất trắng ngay lập tức cả ngàn USD. Theo bà Greisman, kẻ lừa đảo cũng dùng AI để tuyên bố rất thuyết phục và lợi dụng triệt để phương pháp đầu tư tiền điện tử để gạ gẫm người nhẹ dạ, ham lời.
Để phát hiện ra một kẻ lừa đảo, bà này lưu ư thêm:
"Một trong những cách tốt nhất là hăy xem họ yêu cầu bạn sử dụng cách thức thanh toán nào. Nếu họ khăng khăng yêu cầu bạn phải thanh toán bằng việc chuyển khoản từ trương mục ngân hàng, thẻ quà tặng, ứng dụng thanh toán hoặc tiền điện tử, th́ đó là một dấu hiệu lừa đảo rơ ràng nhất, bởi v́ khi làm như vậy, bọn chúng khó bị phát hiện ra, cơ quan thực thi pháp luật không thể theo dơi và lấy lại số tiền cho bạn".
Bà Greisman đề nghị người bị lừa nên làm báo cáo gởi cho FTC, v́ số liệu này sẽ giúp gần 3,000 cơ quan thực thi pháp luật địa phương, liên bang và tiểu bang trên toàn quốc ngăn chặn hiệu quả các vụ gian lận, lừa đảo.
Luật sư Larissa Bungo thuộc Pḥng Giáo dục Người tiêu dùng & Kinh doanh của
FLC tại Washington D.C., cung cấp những nguồn thông tin mà bạn có thể t́m thấy trên trang web
FTC với nhiều ngôn ngữ khác nhau có sẵn.
"Khi nh́n thấy số vụ lừa đảo qua h́nh thức các thẻ quà tặng gia tăng đột biến, chúng tôi sẽ liên lạc với các ngành có liên quan để xem liệu họ có thể làm được ǵ nhằm hạn chế việc lạm dụng loại thẻ này", bà Bungo nói.
"Khi thấy tin nhắn qua văn bản trở thành yếu tố lừa đảo để liên lạc thường xuyên, chúng tôi sẽ tiếp cận ngành viễn thông để lên tiếng báo động và cảnh giác".
Mọi người có thể báo cáo các hành vi gian lận và làm ăn kinh doanh xấu qua ngôn ngữ phù hợp của ḿnh, có thể xin được ẩn danh nếu muốn, qua điện thoại theo số 1(877) 382-4357 hoặc trực tuyến bằng tiếng Anh hoặc tiếng Tây Ban Nha bằng cách truy cập vô trang mạng:
reportfraud.ftc.gov hoặc gửi email đến
Fraud@ftc.gov.
Để giúp cho mọi người phát hiện và tránh các hành vi lừa đảo cũng như đánh cắp danh tính cũng như kể chuyện ḿnh bị lừa như thế nào, Ban Giáo dục Người tiêu dùng & Kinh doanh của
FTC cung cấp các thông tin tại trang mạng:
ftc.gov/lacular qua nhiều ngôn ngữ khác nhau bao gồm tiếng Amharic, tiếng Ả Rập, tiếng Hoa, tiếng Pháp, tiếng Mam (?), tiếng Hàn, tiếng Nga, tiếng Somali, Tiếng Tây Ban Nha, tiếng Tagalog, tiếng Ukraine và tiếng Việt.
Nguồn: SGN