Theo như Trung Quốc đang phải đối mặt với vô số vấn đề. Các vấn đề từ kinh tế đến nhân khẩu học cũng như những lĩnh vực khác đă được biết đến một cách rộng răi, và các nhà phân tích đặt câu hỏi tại sao Bắc Kinh không có khả năng tránh được những cạm bẫy đă được dự đoán trước.
Một nhân viên y tế cho em bé ăn tại bệnh viện ở Đan Trại, tỉnh Quư Châu, Trung Quốc, vào ngày 11/5/2021. (Ảnh: STR/AFP qua Getty Images)
Các vấn đề từ kinh tế đến nhân khẩu học cũng như những lĩnh vực khác của Trung Quốc đă được biết đến một cách rộng răi, và các nhà phân tích đặt câu hỏi tại sao Bắc Kinh không có khả năng tránh được những cạm bẫy đă được dự đoán trước.
Bắc Kinh đang vật lộn với các vấn đề nghiêm trọng mà Trung Quốc đang phải đối mặt, và các giải pháp chưa cho thấy hiệu quả trên thực tế. Tại sao các vấn đề lại khó giải quyết tới vậy, và tại sao Bắc Kinh lại khiến bản thân rơi vào t́nh thế khó khăn này?
Những câu hỏi này đă được giải đáp trong bài báo “Tại sao Trung Quốc không giải quyết được những vấn đề ngày hôm nay", của tác giả Christopher Balding, đăng ngày 14/2, trên tờ The Epoch Times. Ông Balding từng là giáo sư tại Đại học Fulbright Việt Nam và Trường Kinh doanh HSBC thuộc Trường Sau đại học Đại học Bắc Kinh.
Theo ông Balding, Trung Quốc đang phải đối mặt với vô số vấn đề. Các vấn đề từ kinh tế đến nhân khẩu học cũng như những lĩnh vực khác đă được biết đến một cách rộng răi, và các nhà phân tích đặt câu hỏi tại sao Bắc Kinh không có khả năng tránh được những cạm bẫy đă được dự đoán trước.
Đầu năm 2024, hầu hết mọi người đều nhận ra rằng giới lănh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phải đối mặt với nhiều thách thức, từ nguy cơ sụp đổ trong vài thập kỷ tới của dân số đến việc mắc nợ chồng chất. Điều này khiến các nhà phân tích bối rối trước sự bất lực của Bắc Kinh trong việc giải quyết những vấn đề đă được dự đoán trước này, đối lập với vẻ bề ngoài không thể mắc sai lầm đă tồn tại từ lâu của Bắc Kinh.
Các nhà phân tích Trung Quốc và phương Tây thường xác định và mô tả vấn đề nhưng lại không thể đưa ra bất kỳ giải pháp thực tế nào. Một số người kêu gọi Bắc Kinh giảm bớt gánh nặng nợ nần bằng cách bán bớt các tài sản nhà nước quan trọng, từ cổ phần sở hữu ngân hàng đến cơ sở hạ tầng. Ngay cả khi có thể t́m được người mua trong nước hoặc quốc tế đối với những tài sản chiến lược này, một điều cực kỳ khó xảy ra trong môi trường kinh tế hiện tại, giải pháp trong đó Bắc Kinh thực hiện một kế hoạch tư nhân hóa không có khả năng xảy ra khi xét về mặt chính trị. Những giải pháp này hoàn toàn hợp lư về mặt chính sách; nhưng về mặt áp dụng thực tế, chúng chỉ là những thứ nằm trong trí tưởng tượng.
Vậy tại sao Bắc Kinh không thể giải quyết các vấn đề của ngày hôm nay?
Lư do đầu tiên đơn giản chỉ là vấn đề về thời gian. Vào năm 2017, ông Jeff Bezos, giám đốc điều hành của Amazon, đă mô tả vấn đề này một cách thích đáng: “Khi ai đó… chúc mừng Amazon có một quư kinh doanh tốt… Tôi nói lời cảm ơn. Nhưng điều bản thân tôi đang nghĩ là… những kết quả hàng quư đó thực ra gần như đă được h́nh thành hoàn toàn từ khoảng ba năm trước”.
Nếu các công ty lớn như Amazon đưa ra giải pháp cho các vấn đề ba năm trước khi thấy được kết quả, th́ độ trễ thời gian đối với một quốc gia là bao nhiêu?
Trong nhiều năm, Trung Quốc đă biết về các vấn đề nhân khẩu học của ḿnh. Theo Ngân hàng Thế giới, Trung Quốc đă rơi xuống dưới mức sinh thay thế (tỷ lệ sinh giúp thế hệ sau có thể thay thế được thế hệ trước) vào năm 1991. Ngày nay, tỷ lệ sinh của nước này đứng thứ 198 trên 204 quốc gia được Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc quản lư, với tỷ lệ sinh chỉ là 1,2. Trung Quốc chỉ mới băi bỏ chính sách một con hà khắc vào cuối năm 2015, gần 25 năm sau khi nước này rơi xuống dưới mức tỷ lệ sinh thay thế. Vào đầu năm 2024, bất kỳ chính sách ủng hộ tăng dân số nào cũng có thể chỉ tạo ra những thay đổi nhỏ, khiến Trung Quốc phải đối diện với t́nh trạng sụp đổ dân số mà thế giới chưa từng chứng kiến trước đây.
Những người đi làm đeo khẩu trang khi xuống tàu tại ga tàu điện ngầm trong giờ cao điểm thứ 2 ngày 13/4/2020 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. (Ảnh: Lintao Zhang/Getty Images)
Một câu chuyện tương tự xuất hiện với núi nợ của Trung Quốc. Trong nhiều năm, Bắc Kinh đă nói về sự cần thiết phải kiềm chế tăng trưởng nợ ngay cả khi nước này đă đẩy tổng nợ trong một nền kinh tế độc tài thuộc sở hữu nhà nước lên hơn gấp đôi tốc độ tăng trưởng kinh tế. Giờ đây, vấn đề nợ của Trung Quốc gay gắt đến mức nước này chỉ có thể hy vọng tránh được một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Giống như các vấn đề về nhân khẩu học, Bắc Kinh không thể khắc phục được những vấn đề mà họ đă biết từ nhiều năm, và họ chỉ có thể nỗ lực để né tránh một thảm họa. Đáng lẽ những thay đổi đă phải được thực hiện từ nhiều năm trước.
Vậy nếu các nhà kỹ trị Trung Quốc đă biết về vấn đề này từ nhiều năm trước th́ tại sao việc thay đổi lại khó khăn đến thế?
Có một vài lư do. Trong các hệ thống độc tài, những nhân viên b́nh thường và thậm chí cả những nhân viên cấp cao luôn lo lắng về việc mang tin xấu tới người lănh đạo v́ sợ hậu quả. Khi cựu Thủ tướng Lư Khắc Cường đưa ra nhận xét nổi tiếng rằng ông không tin vào dữ liệu GDP của Trung Quốc, ông không chỉ b́nh luận về phương pháp thống kê kinh tế đầy bí ẩn của nước này mà c̣n là về động cơ và độ tin cậy của các nhà kỹ trị Trung Quốc. Từ cấp thấp nhất tới cấp cao nhất, mỗi nhân viên và công chức đang tạo ra một sự thật mà họ tin rằng cấp trên của họ muốn nghe bất kể sự thật trên thực tế có là ǵ.
Chính sách của chính phủ tạo ra người thắng và kẻ thua. Trong suốt những năm Bắc Kinh nói về việc giảm sự phụ thuộc vào tăng trưởng nhờ nợ, th́ các doanh nghiệp nhà nước và chính quyền địa phương đă cảnh báo về điều ǵ sẽ xảy ra nếu họ không thể tiếp tục vay nợ. Đơn giản là ĐCSTQ không sẵn sàng khiến một lượng lớn người dân mất việc. V́ vậy, các nhà chức trách tránh tạo ra những người thua cuộc ở cấp độ cá nhân bằng cách tạo ra một xă hội thua cuộc v́ mắc nợ quá mức. Khi mọi câu hỏi được đặt ra trong một quốc gia đều phụ thuộc vào ư muốn độc tài, th́ các câu trả lời không phải lúc nào cũng có ư nghĩa.
Vậy ĐCSTQ sẽ đối phó với các vấn đề của Trung Quốc như thế nào?
Họ sẽ cố gắng tŕ hoăn điều không thể tránh khỏi và hy vọng không có khủng hoảng hay sự kiện lớn nào. Không có cách nào để giải quyết các vấn đề như suy giảm dân số, hay thậm chí là sụp đổ dân số như trường hợp của Trung Quốc, và vấn đề nợ nần. ĐCSTQ chỉ hy vọng ngăn chặn được một cuộc khủng hoảng tồi tệ.
Khi mọi người cân nhắc trước khi đưa ra hành động, họ tự hỏi liệu họ nên nói sự thật hay nói với “nhà lănh đạo vĩ đại” những điều ông ấy muốn nghe. Hầu hết mọi người muốn tránh xa nhà tù hơn là nói ra sự thật, ông Balding kết luận.
Một tấm áp phích của cựu lănh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu B́nh ở Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông phía nam Trung Quốc, vào ngày 8/11/2018. (Ảnh: Wang Zhao/AFP qua Getty Images)
Khủng hoảng nhân khẩu học góp phần đẩy Trung Quốc vào ‘thập kỷ mất mát'
Bất chấp ĐCSTQ tuyên bố Trung Quốc đă đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế cho năm 2023, giới chuyên gia dường như đang có cái nh́n tiêu cực về quỹ đạo của nền kinh tế nước này. Các vấn đề trong nền kinh tế Trung Quốc đă trở nên hết sức nghiêm trọng, và dường như, Trung Quốc sẽ không thể tránh khỏi sụp đổ kinh tế.
Trong bài báo “Trung Quốc có đang bước vào giai đoạn bị lăng quên về kinh tế?", đăng ngày 23/1, trên tờ The Epoch Times, chuyên gia James Gorrie đă tŕnh bày những lư do khiến Trung Quốc có thể phải đối mặt với một giai đoạn kinh tế ảm đạm, trong đó nhân khẩu học nổi lên như một vấn đề trung tâm.
Theo ông Gorrie, người ta có thể chỉ ra nhiều yếu tố là nguyên nhân dẫn đến xu hướng kinh tế đi xuống của Trung Quốc, nhưng một yếu tố chắc chắn là tác động của chính sách một con, bắt đầu từ năm 1979 và chính thức kết thúc vào năm 2015. Trung Quốc đang phải trả giá đắt từ chính sách này, bất chấp việc ĐCSTQ đă chuyển sang khuyến khích người Trung Quốc có gia đ́nh lớn hơn. Thế hệ trẻ ngày nay ít quan tâm đến việc có nhiều con hơn nhiều, nếu họ thực sự có mong muốn đó. Ngay cả hôn nhân cũng đang trở thành một chủ đề của quá khứ, với số vụ kết hôn giảm từ 13,5 triệu năm 2013 xuống c̣n 6,8 triệu vào năm 2022.
Một người phụ nữ đi dạo trên phố với những đứa trẻ ở Bắc Kinh, Trung Quốc, vào ngày 3/2/2023. (Ảnh: JADE GAO/AFP qua Getty Images)
Kết quả là Trung Quốc đang phải gánh chịu t́nh trạng dân số già đi nhanh chóng và đang bị thu hẹp. Độ tuổi trung b́nh ở Trung Quốc là 38, so với độ tuổi trung b́nh toàn cầu là khoảng 30 tuổi, tức là già hơn 25%. Con dao hai lưỡi về nhân khẩu học này đang cắt đứt tương lai kinh tế của Trung Quốc. Đến năm 2035, 30% dân số Trung Quốc sẽ trên 60 tuổi. Tỷ lệ đó sẽ tăng nhanh do lần đầu tiên kể từ năm 1961, tỷ lệ tử vong cao hơn tỷ lệ sinh.
Những xu hướng nhân khẩu học này khó có thể bị đảo ngược, cũng như những hậu quả tai hại của chúng, đặc biệt trong mối liên quan tới những hạn chế của mô h́nh kinh tế dựa trên lao động của Trung Quốc. Chính sách kinh tế vĩ mô này được ĐCSTQ thực hiện vào đầu những năm 1980 khi quyết định mở cửa để Trung Quốc tiếp nhận vốn trực tiếp, công nghệ và đầu tư cơ sở hạ tầng của phương Tây.
Trung Quốc đă đồng ư cung cấp lao động giá rẻ cho các nền kinh tế phát triển để đổi lấy đầu tư của phương Tây vào Trung Quốc. Về cơ bản, ĐCSTQ đang yêu cầu các nước phát triển làm điều mà bản thân nó không thể thực hiện trong 30 năm kể từ khi thành lập chính quyền: phát triển Trung Quốc. Sau đó, việc làm sản xuất đă đổ sang Trung Quốc, nhanh chóng mang lại hàng hóa rẻ hơn cho phần c̣n lại của thế giới, mức tiêu thụ toàn cầu lớn hơn và lợi nhuận bùng nổ cho các công ty phương Tây cũng như các nhà sản xuất Trung Quốc. Như chúng ta đă biết, Trung Quốc trở nên giàu có và hùng mạnh nhờ sự chuyển dịch lớn trong hoạt động sản xuất của thế giới hướng đến Trung Quốc.
Ông Gorrie cho rằng, phải thừa nhận lịch sử và bối cảnh kinh tế của Trung Quốc và Nhật Bản khá khác nhau. Tuy nhiên, có một số yếu tố kinh tế và nhân khẩu học quan trọng mà cả hai nước đều có. Những yếu tố này bao gồm giá tài sản giảm, nhu cầu kinh tế suy yếu, dân số già và thu hẹp, những thứ Nhật Bản đă trải qua từ năm 1990 và Trung Quốc hiện đang chứng kiến. Nhật Bản phải tiếp tục vật lộn với tỷ lệ sinh giảm, nhu cầu kinh tế trong nước giảm và nợ công cao lặp đi lặp lại do các chính sách kích thích thất bại.
Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với những thách thức tương tự. Nó có thể đă đi qua giai đoạn phát triển đỉnh cao với tư cách là một chủ thể kinh tế trên thế giới, khi Liên minh châu Âu và Mỹ đang t́m cách thu hẹp quy mô đầu tư vào Trung Quốc. Và, như đă lưu ư ở trên, xu hướng nhân khẩu học của nước này báo hiệu sự suy giảm kinh tế hơn nữa. C̣n có những yếu tố khác cần xem xét, nhưng đây là những yếu tố có nhiều khả năng nhất sẽ đẩy Trung Quốc vào một thập kỷ mất mát (nếu không nói là một thế hệ mất mát) v́ nhân khẩu học và nhu cầu tiêu dùng đóng vai tṛ to lớn đối với sức khỏe kinh tế lâu dài.
Ông Gorrie khẳng định, tại thời điểm này, không c̣n nghi ngờ ǵ nữa rằng ngày nay Trung Quốc phải đối mặt với những trở ngại đáng kể về kinh tế và nhân khẩu học mà nước này chưa từng thấy kể từ cuối những năm 1970, ngay trước khi phương Tây giải cứu ĐCSTQ khỏi chính bản thân nó. Nhưng cơ hội để phương Tây giải cứu ĐCSTQ giờ đă qua. Sự tŕ trệ lan rộng đang dần hiện ra trên đường chân trời ở Trung Quốc, đi kèm với nó là cuộc đàn áp chính trị kéo dài và sự kiểm soát liên tục của ĐCSTQ đối với nền kinh tế. Không điều nào trong số này dẫn tới tăng trưởng và đổi mới, trong khi chỉ tạo ra nguy cơ kéo dài t́nh trạng tŕ trệ.
Moody’s thừa nhận vấn đề nợ Trung Quốc, Bắc Kinh phản ứng yếu ớt
Moody's hôm thứ 3 (5/12/2023) đă hướng sự chú ư vào các vấn đề tín dụng ngày càng nghiêm trọng của Trung Quốc, thông báo rằng họ sẽ thay đổi triển vọng về nợ của nước này từ "ổn định" sang "tiêu cực".
B́nh luận về động thái này của Moody's chuyên gia Milton Ezrati đă có bài phân tích có tựa đề “Moody's nhận ra thực tế của các vấn đề nợ Trung Quốc”, đăng ngày 12/12/2023, trên tờ The Epoch Times. Bài viết xoáy sâu về vấn đề nợ của Trung Quốc, với nợ chính quyền địa phương là một thành phần quan trọng.
Tên của hăng xếp hạng Moody's trước trụ sở công ty ở New York, Mỹ, ngày 18/9/2012. (Ảnh: EMMANUEL DUNAND/AFP qua Getty Images)
Theo ông Ezrati, độc giả có thể không thấy ngạc nhiên v́ động thái của Moody's. Đứng đầu danh sách những gánh nặng đối với nền tài chính và kinh tế Trung Quốc được ông Ezrati nhắc đến là t́nh trạng gần như sụp đổ của ngành phát triển bất động sản Trung Quốc và di sản với các khoản nợ đáng ngờ mà nó đă để lại trên sổ sách của các ngân hàng Trung Quốc và các tổ chức tài chính khác. Chính quyền địa phương cũng đă cho thấy rơ khoản nợ khổng lồ mà họ phải gánh chịu do nỗ lực tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng của Bắc Kinh, nhiều dự án trong số đó đă không thể trả đủ lợi nhuận. Những con nợ nước ngoài theo Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc đă khiến các ngân hàng quốc doanh Trung Quốc phải gánh thêm các khoản nợ đáng ngờ trên sổ sách của họ. Đồng thời, sự sụt giảm trong xuất khẩu của Trung Quốc và suy giảm kinh tế nói chung đă khiến nước này khó có thể bù đắp những tổn thất.
Cùng với sự thay đổi trong triển vọng nợ chung của Trung Quốc, Moody’s cũng hạ triển vọng của 8 ngân hàng quốc doanh Trung Quốc cũng như 22 chính quyền địa phương. Việc hạ cấp triển vọng cũng được ban hành đối với Hong Kong và Ma Cao. Tuy nhiên, Moody’s đă không hạ cấp chất lượng tín dụng tổng thể của Trung Quốc mà họ vẫn giữ nó ở mức A1, mức khuyến khích đầu tư, thấp hơn 4 bậc so với xếp hạng tín dụng hàng đầu của Moody’s là Aaa, và mức xếp hạng này đă duy tŕ kể từ năm 2017.
Động thái có vẻ kịch tính này chẳng làm được ǵ hơn ngoài việc thừa nhận một thực tế vốn đă khó khăn và khả năng các vấn đề sẽ trở nên tồi tệ hơn tại Trung Quốc. Thật dễ đoán, Bắc Kinh đă chỉ trích động thái của tổ chức này, mặc dù bằng ngôn ngữ nhẹ nhàng không điển h́nh. Bộ Tài chính Trung Quốc bày tỏ “thất vọng”, mô tả nền kinh tế Trung Quốc là “kiên cường”. Người phát ngôn của họ đă chỉ ra rằng Bắc Kinh đă thực hiện các bước để giải quyết vấn đề nợ của chính quyền địa phương và đang thực hiện các bước bổ sung để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bộ đă không đưa ra nhiều chi tiết cụ thể.
Một số b́nh luận, mặc dù không phải của Bộ Tài chính, đă cố gắng hạ thấp mức độ nghiêm trọng của t́nh h́nh nợ của Trung Quốc bằng cách chỉ ra rằng các khoản nợ của chính quyền trung ương Trung Quốc tương đối nhẹ nhàng hơn so với của Mỹ và Nhật Bản. Nợ của Trung Quốc, theo như được xác định, chiếm 77% tổng sản phẩm quốc nội của nước này, trong khi con số tương đương của Mỹ là 123% và của Nhật Bản là 264%.
Mặc dù tất cả những điều này là không thể chối căi, nhưng nó lại né tránh vấn đề mà Moody's và bất kỳ phân tích trung thực nào về t́nh h́nh của Trung Quốc chỉ ra. Bắc Kinh đă giữ nợ ở mức thấp bằng cách buộc chính quyền địa phương tài trợ cho chi tiêu cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó, sức nặng đối với nền tài chính Trung Quốc đến từ tất cả các loại nợ, của chính quyền trung ương và địa phương cũng như của những người đi vay tư nhân. Trong bối cảnh này, việc phân loại nợ như thế nào không phải là điều quan trọng.
Moody's đă thể hiện rơ ràng sự hiểu biết của ḿnh về vấn đề này bằng ngôn ngữ được sử dụng kèm theo thông báo hạ cấp triển vọng. Các nhà phân tích đă không phân biệt giữa nợ công và nợ tư nhân hay cấp chính quyền nào phải chịu gánh nặng lớn nhất. Họ tập trung vào gánh nặng nợ chung, phần lớn liên quan đến các dự án sẽ không bao giờ trả đủ lợi nhuận để trang trải cho các nghĩa vụ tài chính liên quan.
Các nhà phân tích này có thể đă thấy rằng sự đổ vỡ trong ngay cả một phần của khoản nợ đáng nghi ngờ này sẽ hạn chế nghiêm trọng khả năng của các tổ chức tài chính Trung Quốc – thuộc sở hữu nhà nước hoặc tư nhân – trong việc tài trợ cho các khoản đầu tư liên tục cần thiết cho tăng trưởng kinh tế trong tương lai của Trung Quốc. Đặc biệt là khi xuất khẩu của Trung Quốc đang sụt giảm và nền kinh tế chậm lại, các nhà phân tích này kết luận rằng các vấn đề này gây ra “rủi ro lớn đối với sức mạnh tài chính, kinh tế và thể chế của Trung Quốc”.
Mặt trời mọc trên đường chân trời của Khu tài chính Lục Gia Chủy dọc theo sông Hoàng Phố ở Thượng Hải, Trung Quốc, vào ngày 4/2/2018. (Ảnh: JOHANNES EISELE/AFP qua Getty Images)
Cách Bắc Kinh đáp trả động thái của Moody cũng không mang lại bất cứ niềm tin nào rằng Trung Quốc có thể khắc phục các vấn đề của ḿnh. Ví dụ, giải pháp của Bộ Tài chính đối với vấn đề nợ của chính quyền địa phương là phân loại lại các khoản nợ liên quan đến cơ sở hạ tầng của họ, vốn thuộc về phương tiện tài trợ của chính quyền địa phương (LGFV). Nhưng việc phân loại lại không làm giảm bớt nghĩa vụ thanh toán. Nó chỉ di chuyển nghĩa vụ thanh toán trong nền kinh tế.
Rủi ro vỡ nợ vẫn là gánh nặng đối với hệ thống tài chính. Bộ Tài chính cũng thảo luận về những nỗ lực nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế nhanh hơn bằng cách tăng cường chi tiêu cho cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, không rơ bằng cách nào các nhà quy hoạch có thể đảm bảo rằng các dự án của họ có thể thu lợi nhuận đủ để trả bất kỳ khoản nợ nào. Những lo ngại như vậy là khá hợp lư v́ nhiều dự án cơ sở hạ tầng gần đây đă không mang lại lợi nhuận thích hợp.
Đây không phải là một t́nh huống đáng khích lệ v́ ít nhất ba lư do. Đầu tiên, Moody’s đă nắm bắt chính xác mức độ nghiêm trọng của t́nh h́nh nợ hiện tại của Trung Quốc và mối đe dọa mà nó gây ra đối với sự ổn định của nền tài chính Trung Quốc và triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế. Thứ hai, Bắc Kinh đă đưa ra phản ứng yếu ớt trước thực tế mà Moody’s đă nhấn mạnh. Thứ ba, phản ứng của Bắc Kinh khiến người ta không mấy tin tưởng rằng họ có ư chí giải quyết vấn đề hoặc thậm chí hiểu được những ǵ họ phải đối mặt, ông Ezrati kết luận.