Ông Barry May chuyển hơn 500.000 USD cho cô gái yêu qua mạng, khi chuẩn bị vay tiền gửi thêm th́ nhận được điện thoại của FBI cảnh báo 'đừng làm điều đó'.
"Cô ấy liên hệ với tôi qua Facebook, nói tên là Anna, một phụ nữ châu Á sống ở New York. Và thế là chúng tôi bắt đầu tṛ chuyện", Barry May, 62 tuổi, sống ở Mississippi, kể lại.
Chẳng bao lâu sau, Anna gửi những bức ảnh khêu gợi. Barry, nhân viên giám định bồi thường bảo hiểm đă ly hôn và nghỉ hưu, bị mê hoặc. Anna nói rằng họ có thể ở bên nhau, nhưng trước tiên cô cần Barry giúp đỡ.
Anna cho biết d́ đang giữ ba triệu USD thuộc về cô. Anna cần Barry đầu tư vào tiền điện tử, như vậy d́ "sẽ chuyển số tiền đó cho cô ấy và sau đó cô ấy có thể đến gặp tôi và chúng tôi có thể kết hôn".
Anna hứa hẹn đền đáp một khoản lớn. Barry bán tài sản, gửi cho người phụ nữ hơn 500.000 USD - số tiền tiết kiệm cả đời của ông. Sau đó, Barry được cho xem một tài khoản đầu tư trên trang web.
Khi định vay tiền để gửi thêm, một ngày, Barry nhận được cuộc gọi từ đặc vụ FBI. "Họ nói đây là một vụ lừa đảo lớn và tôi không phải là người duy nhất", Barry chia sẻ.
Ông Barry đă rơi vào bẫy lừa đảo trực tuyến đang ngày càng phổ biến, nhưng may mắn được sáng kiến mới của FBI bảo vệ khỏi bị thiệt hại nặng nề hơn.
Theo FBI, hàng ngh́n người đă gửi số tiền vất vả tích cóp được ra nước ngoài rồi mất trắng do bị cám dỗ bởi viễn cảnh giàu có và chuyện t́nh lăng mạn qua LinkedIn và WhatsApp.
Tṛ lừa đảo này được gọi là "mổ heo", v́ nạn nhân bị ví như những con heo được vỗ béo để giết thịt.
James Barnacle, điều hành Đơn vị Tội phạm Tài chính của FBI, cho biết đây là một tṛ lừa đảo phức tạp và lâu dài, được thực hiện bởi các nhóm tội phạm có tổ chức có trụ sở tại Đông Nam Á, thường cưỡng ép những lao động bị lừa bán tham gia phạm tội. Người thuộc mọi tầng lớp xă hội đều trở thành nạn nhân của tṛ lừa đảo này. Các nhóm tội phạm nghiên cứu cẩn thận nạn nhân và dành nhiều tháng hoặc nhiều năm để lấy ḷng tin. Họ thường cho phép nạn nhân rút số tiền lớn để củng cố niềm tin vào kế hoạch đầu tư.
Trong số nạn nhân có nhà khoa học, giám đốc tài chính, họ đều nghĩ rằng đă nghiên cứu kỹ lưỡng các cơ hội đầu tư tiền điện tử nhưng vẫn bị lừa bởi các trang web giả mạo tinh vi.
Theo ông Barnacle, vào năm 2023, số thiệt hại được báo cáo là hơn 3,5 tỷ USD với hơn 40.000 nạn nhân ở Mỹ, có người tổn thất tới 4 triệu USD.
Claudia Quiroz, chỉ huy Đơn vị ngăn chặn tội phạm liên quan đến tiền điện tử của Bộ Tư pháp, cho biết: "Mọi người có thể cảm thấy đơn độc, tự trách khi rơi vào t́nh huống này. Tôi chỉ muốn nói với họ rằng, bạn không đơn độc. Điều này đang ngày càng phổ biến. Hăy liên hệ với cơ quan thực thi pháp luật ngay khi có thể".
Hầu hết số tiền bị đánh cắp không bao giờ lấy lại được. Nhưng mới đây, các điều tra viên FBI đă cố gắng ngăn chặn hành vi lừa đảo khi nó đang diễn ra, bằng cách sử dụng các kỹ thuật mạng phức tạp để xác định và cảnh báo nạn nhân trước khi họ mất tất cả. Họ c̣n có thể tịch thu và thu hồi một số tiền bị đánh cắp.
FBI làm việc với các tổ chức tài chính, xem xét các báo cáo hoạt động đáng ngờ và xem xét dữ liệu khiếu nại..., nhờ đó có thể can thiệp vào một số trường hợp và liên hệ với nạn nhân để ngăn cản họ đầu tư thêm vào các âm mưu lừa đảo này.
May mắn cho Barry, cuộc điện thoại của FBI đă ngăn ông lún sâu hơn vào nợ nần. "Tôi đang chuẩn bị vay một khoản từ tổ chức tín dụng và họ nói 'Đừng làm điều đó'", ông kể.
Tuy nhiên, các đặc vụ cho biết phần lớn tiền của ông đă biến mất vĩnh viễn.
"Tôi c̣n lại khoảng 10.000 USD dưới tên ḿnh, chỉ có thế. Cuộc sống mà tôi mong đợi, những điều tôi muốn làm, đều bị hủy hoại", Barry nói trong nước mắt. Tệ hơn nữa, giờ đây ông phải chật vật để có thể mua thuốc cho con gái khuyết tật đang sống cùng.
Barry thường xuyên mất ngủ, sức khỏe suy giảm v́ căng thẳng, nhưng dặn ḿnh phải tiếp tục chiến đấu. Ông cảnh báo: "Hăy thận trọng trước điều ǵ đó tốt đẹp đến mức không thực tế. Nếu một phụ nữ trẻ đẹp nào đó tỏ ra quan tâm đến một người đàn ông lớn tuổi hơn và nói 'Anh làm điều này cho tôi, rồi tôi sẽ làm điều này cho anh' th́ hăy chạy ngay đi. V́ 99,9% là lừa đảo".
|