Các nước thành viên EU đang chuẩn bị tung ra biện pháp trừng phạt mới chống lại Nga.
Hôm 19/2, đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell cho biết gói trừng phạt chống Nga thứ 13 của EU có thể được thông qua trước ngày 24/2.
Phát biểu sau cuộc họp của ngoại trưởng các nước EU, ông Josep Borrell nói: “Chúng tôi đă thảo luận về gói trừng phạt thứ 13. Tôi hy vọng nó sẽ được thông qua trước ngày 24/2”.
Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell . (Ảnh: Euronews)
Trang web EUobserver cho biết gói này có thể nhắm mục tiêu vào 193 cá nhân và pháp nhân.
Truyền thông phương Tây cho biết, EU đă đề xuất cấm các công ty EU giao dịch với một số công ty từ Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ và Serbia với lư do họ cung cấp hỗ trợ cho Nga trong xung đột ở Ukraine.
Bloomberg đưa tin, lệnh trừng phạt sẽ ảnh hưởng đến các thực thể liên quan đến sản xuất vũ khí và cung cấp công nghệ cũng như thiết bị điện tử được các công ty quốc pḥng Nga sử dụng. Ngoài ra, Brussels đă đề xuất các biện pháp chống lại các công ty vận tải mà EU cho rằng có liên quan đến việc vận chuyển đạn dược.
Việc thông qua các biện pháp trừng phạt mới cần có sự ủng hộ của tất cả các nước EU. Bộ trưởng Ngoại giao và Thương mại Hungary Peter Szijjarto cho biết nước này sẽ không phủ quyết gói trừng phạt thứ 13 của EU đối với Nga.
EU đă áp đặt loạt lệnh trừng phạt chưa từng có đối với Nga kể từ khi Tổng thống Vladimir Putin phát động cuộc tấn công tổng lực vào Ukraine vào tháng 2/2022. Các nhà ngoại giao châu Âu cảnh báo EU sắp hết các mục tiêu trừng phạt đối với Moskva.
Các biện pháp trừng phạt của EU đối với nga nhằm mục đích làm suy yếu nền kinh tế Nga và khiến nước này không thể tài trợ cho hoạt động quân sự của ḿnh. Thế nhưng, nền kinh tế Nga vẫn đứng vững nhờ những thay đổi chính sách tài khóa kịp thời và sự chuyển hướng phần lớn thương mại của nước này sang châu Á.
Đ̣n trừng phạt gần nhất của EU nhắm vào Nga diễn ra hồi tháng 12 năm ngoái. Nhóm biện pháp trừng phạt thứ 12 này của EU chủ yếu nhắm đến cấm xuất khẩu kim cương của Nga, cũng như các biện pháp thắt chặt việc thực thi giới hạn giá dầu nhằm hạn chế doanh thu mà điện Kremlin thu được từ việc bán dầu thô cho các nước ngoài EU.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố các đ̣n trừng phạt "chớp nhoáng" của phương Tây nhằm vào nền kinh tế nước này đă thất bại hoàn toàn. Ông nói bất chấp các lệnh trừng phạt, tăng trưởng nền kinh tế của Nga sẽ hơn 3% trong khi các nền kinh tế khác như Đức sẽ bị suy thoái.
VietBF@ Sưu tập