Theo phân tích của Trung tâm nghiên cứu năng lượng và không khí sạch (CREA), Nga đang bước vào năm thứ ba của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine với lượng tiền mặt chưa từng có trong kho bạc chính phủ. Số tiền được hỗ trợ bởi doanh số bán dầu thô kỷ lục 37 tỷ USD cho Ấn Độ năm 2023.
Dầu Nga vốn từng được bán cho châu Âu nhưng sau khi chiến dịch quân sự đặc biệt của Moscow tại Kiev bắt đầu (tháng 2/2022), phương Tây đă áp lệnh trừng phạt lên mặt hàng này.
Theo CREA, chỉ tính riêng doanh số bán dầu thô của Nga cho Ấn Độ - một đồng minh của Mỹ - đă đạt mức kỷ lục là 37 tỷ USD trong năm 2023. Sau đó, đất nước Nam Á đă lọc dầu và xuất khẩu một phần sang Mỹ dưới dạng sản phẩm dầu mỏ.
Như vậy, việc bán dầu thô của Nga sang Ấn Độ không bị trừng phạt và hoàn toàn hợp pháp. Các chuyên gia cho rằng, khối lượng vận chuyển khổng lồ có thể liên quan đến “hạm đội bóng tối”. Hạm đội này gồm các tàu chở dầu thô được Moscow đặc biệt tạo ra để giao dịch với các nước mua dầu, lách lệnh trừng phạt từ phương Tây.
Túi tiền Nga dày thêm
Tháng 12/2022, Liên minh châu Âu (EU), Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) và Australia đă ra quyết định áp mức trần với giá dầu Nga nhằm hạn chế nguồn lực tài chính của Moscow. Biện pháp này cấm các công ty cung cấp dịch vụ hàng hải như bảo hiểm, tài chính và vận chuyển cho nguồn dầu Nga được bán với giá trên 60 USD/thùng.
V́ các công ty bảo hiểm phương Tây đảm trách khoảng 90% khối lượng vận chuyển hàng hóa trên thế giới nên chính sách này được kỳ vọng sẽ thành công.
Tuy nhiên, dầu tiêu chuẩn của Nga - thường được xuất khẩu bởi các tàu phương Tây buộc phải tuân theo lệnh trừng phạt - đă giao dịch trên mức giá trần kể từ giữa tháng 7/2023. Dầu của nước này vẫn "ào ào" đến Ấn Độ và Trung Quốc, bơm hàng trăm triệu USD mỗi ngày vào Điện Kremlin.
Để ngăn chặn hoạt động trên, đầu tháng 2, Bộ Tài chính Mỹ đă đưa ra gói trừng phạt mới đối với các tàu và công ty bị nghi ngờ giúp vận chuyển dầu thô của Nga.
Viktor Katona, người đứng đầu bộ phận phân tích dầu thô tại Công ty nghiên cứu thương mại Kpler nhận định: “Giới hạn giá là nguyên nhân thực sự dẫn đến việc h́nh thành 'hạm đội bóng tối'. Chuỗi cung ứng càng dài th́ càng khó giải quyết vấn đề chuyển giao giữa các tàu và việc xác định chi phí thực sự của một thùng dầu Nga càng khó khăn hơn".
"Hạm đội bóng tối" đă cho phép Nga tạo ra một cơ chế vận chuyển song song, có thể vượt qua các trọng tâm của lệnh trừng phạt từ phương Tây. Hàng trăm tàu chở dầu có quyền sở hữu không rơ ràng, sử dụng các tuyến đường phức tạp đă vượt biển đến tay các quốc gia cần dầu Moscow.
Ban đầu, hạm đội này được ước tính có khoảng 600 chiếc, tương đương 10% tổng số tàu chở dầu lớn trên toàn cầu. Đây là những phương tiện từng chuyển dầu cho Iran và Venezuela nhằm tránh lệnh trừng phạt từ phương Tây, nhưng gần đây chuyển sang chở dầu thô Nga.
Windward, một công ty trí tuệ nhân tạo hàng hải, đă phân tích các hoạt động vận chuyển toàn cầu và phát hiện, có tới 588 chuyến đi trực tiếp của tàu chở dầu từ Nga đến Ấn Độ vào năm 2023.
Pole Star Global cũng đă kiểm tra tuyến đường ngoài khơi Hy Lạp và phát hiện hơn 200 chuyến đi vào năm 2023 của các tàu dầu Nga di chuyển đến vịnh Laconia và chuyển dầu sang một tàu khác, rồi dầu sẽ đi tiếp đến Ấn Độ.
Nhờ đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin dường như đă vơi đi sức ép từ các lệnh trừng phạt dầu mỏ. Doanh thu của Nga tăng vọt lên mức kỷ lục 320 tỷ USD vào năm 2023 và dự kiến sẽ c̣n tăng hơn nữa.
Theo một số nhà phân tích, khoảng một phần ba số tiền nói trên đă được chi cho chiến dịch quân sự ở Ukraine năm ngoái và một tỷ lệ lớn hơn vẫn được dành để tài trợ cho chiến dịch này trong năm 2024.
Mỹ vẫn mua dầu Nga bằng cách này
Ấn Độ cho rằng, việc mua hàng từ Nga như một "phương tiện" để giữ giá dầu toàn cầu ở mức thấp hơn v́ nước này không cạnh tranh với các quốc gia phương Tây về dầu mỏ ở Trung Đông.
Bộ trưởng Dầu khí và Khí tự nhiên Ấn Độ Hardeep Singh Puri nói với CNBC rằng: “Nếu chúng tôi bắt đầu mua thêm dầu từ Trung Đông, giá dầu sẽ không ở mức 75 hay 76 USD/thùng, nó sẽ là 150 USD/thùng".
Vai tṛ của Ấn Độ trong thương mại dầu mỏ toàn cầu cũng được phản ánh qua số phận các sản phẩm dầu mỏ được sản xuất từ dầu thô của Nga. Một phần dầu thô được tinh chế thành các sản phẩm dầu tại các nhà máy lọc dầu ở bờ biển phía Tây Ấn Độ, sau đó xuất khẩu sang Mỹ và các nước phương Tây khác đă kư lệnh trừng phạt đối với dầu mỏ của Moscow.
Các sản phẩm được tinh chế bên ngoài Nga không nằm trong phạm vi trừng phạt - một thiếu sót mà các nhà phê b́nh gọi là “lỗ hổng nhà máy lọc dầu”.
Phân tích của CREA ước tính, vào năm 2023 Mỹ là nước mua nhiều nhất các sản phẩm dầu đă được Ấn Độ lọc từ dầu thô của Nga. Các thương vụ trị giá 1,3 tỷ USD này thực hiện từ đầu tháng 12/2022.
Moscow cũng đă t́m ra cách để thu thêm tiền từ quá tŕnh lọc dầu và xuất khẩu này. Một trong những nhà máy lọc dầu và cảng của Ấn Độ chấp nhận dầu thô của Nga nằm ở Vadinar và được điều hành bởi một công ty có tên Nayara Energy. Công ty này do tập đoàn dầu mỏ nhà nước Nga Rosneft sở hữu 49,1% cổ phần.
"Mỹ đă nhập khẩu các sản phẩm dầu trị giá 63 triệu USD được tinh chế ở Vadinar vào năm 2023 và khoảng một nửa lượng dầu thô sử dụng trong nhà máy là của Nga", CREA thông tin.
Báo cáo của CREA nói thêm, xuất khẩu từ Vadinar “dẫn đến nguồn thu thuế đáng kể cho Điện Kremlin dưới h́nh thức đánh thuế dầu thô xuất khẩu của Nga” và cũng thông qua lợi nhuận mà Rosneft kiếm được từ việc tinh chế rồi bán lại cho các nước phương Tây.
Giới phân tích nhận định, lợi nhuận mà các bên có thể thu về từ những chiến lược tránh né lệnh trừng phạt sẽ rất lớn. Ông Ami Daniel, giám đốc điều hành Windward khẳng định: "Đây một thứ sinh lợi đáng kinh ngạc. Và các thương nhân cũng đối mặt với cám dỗ rất lớn để làm điều đó".
|